Cách lắp đặt van bi điều khiển khí nén

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Để có được cách lắp đặt van bi điều khiển khí nén chính xác và đúng nhất nên hiểu rõ nhất về vị trí làm việc, các phụ kiện đi kèm cũng như vị trí làm việc của van.

Van bi điều khiển khí nén là gì

Van bi khí nén ht là loại van bi được trang bị bộ truyền động khí nén. Tốc độ thực hiện của bộ truyền động khí nén tương đối nhanh, tốc độ đóng cắt nhanh nhất là 0,05 giây / lần nên thường được gọi là van bi cắt nhanh khí nén. 

Bên cạnh dòng van bi đóng mở bằng khí nén này, trên thị trường cũng có thêm dạng van bi đóng mở bằng điện, để có thể hiểu rõ hơn về dòng van bi tự động này xem ngay bài viết sau đây:

Tìm hiểu van bi điều khiển điện, hàn quốc, đài loan

van bi điều khiển khí nén geko

Van bi khí nén thường được trang bị các phụ kiện khác nhau, chẳng hạn như van điện từ, bộ ba xử lý nguồn không khí, công tắc hành trình, bộ định vị, hộp điều khiển, v.v. để đạt được điều khiển cục bộ và điều khiển tập trung khoảng cách xa, và van có thể được điều khiển trong phòng điều khiển.

Không cần phải đến hiện trường hoặc điều khiển thủ công trên độ cao và những nơi nguy hiểm, giúp tiết kiệm nhân lực cũng như thời gian và an toàn rất nhiều.

Một số phụ kiện đi kèm với van

Để van bi điều khiển khí nén có thể hoạt động tối ưu nhất có thể trong các hệ thống làm việc, nên cần sử dụng đến 1 số phụ kiện đi kèm với van như:

Bộ tuyến tính

Được trạng bị cho van bi điều khiển khí nén tuyến tính. Nhận tín hiệu từ 4 – 20mA để điều khiển hoạt động van được ở các góc mở khác nhau.

Công tắc giới hạn hành trình

Là thiết bị được lắp đặt trên nắp. Nhiệm vụ là hiển thị trạng thái hiện tại của van bi và chuyền tín hiệu đó về tủ điều khiển để người vận hành nắm rõ được trạng thái hiện tại của van bi điều khiển từ xa.

Ngoài ra công tắc giới hạn có công tắc báo trạng thái giúp mọi người có thể nhận biết trạng thái van bi điều khiển khí nén bằng mắt thường.

Tiêu âm

Là thiết bị giúp giảm tiếng ồn tạo ra trong quá trình xả khí nén. Sản xuất từ đồng, kiểu kết nối ren gọn gàng và tiện lợi. Hỗ trợ giảm việc ô nhiễm tiếng ồn trong hệ thống làm việc sử dụng khí nén.

Van điện từ khí nén

Sử dụng cho các việc phân chia dòng khí nén cung cấp cho bộ điều khiển khí nén. Giúp van bi vận hành một cách chính xác và tốt hơn.

Dây dẫn khí nén

Là chi tiết chuyền tải khí nén từ bình chứa khí nén đến bộ điều khiển khí nén. Khả năng chịu áp suất của dây là rất tốt.

phụ kiện kèm theo

Ứng dụng của van trong các hệ thống làm việc

Van được sử dụng trong cả các hệ thống công nghiệp cũng như môi trường dân sinh hằng ngày. Một số lĩnh vực tiêu biểu như:

Các hệ thống môi trường

  • Đóng mở trong ống dẫn khí trong hệ thống van bướm có thể điều khiển bằng khí nén.
  • Đóng mở nước sạch, làm sạch nước thải, nước nóng.
  • Trong hệ thống hệ thống làm sạch nước thải, hay xử lý nước cấp thoát nước sạch…
  • Đóng mở hệ thống đường ống khí gas oxy, nhiệt độ làm việc cao và chịu áp suất cao, có thể lên tới hàng trăm độ C
  • Trong hệ thống cấp xả liệu, chất rắn, chất lỏng, chất bột
  • Làm việc ở các môi trường sử dụng hóa chất, kiềm, muối, hơi nước, nước biển, khí than, nước dầu, ..v..v..
  • Hệ thống ống dẫn khí thải, hơi lạnh hay nóng
ứng dụng

Các hệ thống công nghiệp

  • Các nhà máy xử lý nước sạch, cấp thoát nước sinh hoạt, sạch nước thải, nước công nghiệp sản xuất vật liệu..
  • Các nhà máy thủy điện, đập thủy điện, hồ chứa, nhiệt điện, Kênh hút nước sạch.
  • Các nhà máy chế tạo,sản xuất vật liệu xi măng, bột giấy, bột.
  • Nhà máy sản xuất đồ uống, bía, rượu, mía đường, sữa, nước giải khát.
  • Nhà máy chế tạo, nghiên cứu, viện kỹ thuật, viện hóa học, viện môi trường, viện thủy lợi.
  • Nhà máy điện, dầu khí, công nghiệp hóa chất, phân bón, lọc dầu, luyện kim
  • Trong các hệ thống lọc khí thải, lọc khí nén, lọc ý thải công nghiệp, lò đốt…
ứng dụng trong công nghiệp
Ứng dụng van bi điều khiển khí nén

Cách lắp đặt van bi điều khiển khí nén vào trong hệ thống làm việc

Lắp đặt van bi đúng cách sẽ giúp cho quá trình vận hành hoạt động ổn định, tránh được các sự cố rò rỉ, hư hại của van trong suốt thời gian hoạt động. Vậy lắp đặt như thế nào là đúng nhất, chúng ra cùng nhau đi tìm hiểu thêm.

Bước thứ nhất: Kiểm tra van

Trước khi lắp đặt van cần phải kiểm tra xem có những cặn bẩn bám trên phần ren kết nối hoặc phần mặt bích của van không. Nếu không được loại bỏ mà chúng ta đưa vào lắp đặt luôn có thể làm hư hỏng bề mặt của phần ren, các gioăng làm kín gây ra tình trạng rò rỉ.

cách lắp đặt van bi điều khiển khí nén

Vận hành thử nghiệm van ở trạng thái không có dòng chảy xem việc thao tác tay gạt có dễ dàng, có xảy ra hiện tượng mắc kẹt không. Nếu đã qua tất cả các bước kiểm tra mới đưa vào lắp đặt.

Bước thứ 2: Vệ sinh đường ống, vị trí kết nối

Đường ống khi được để trong các môi trường làm việc như phân xưởng, hệ thống ngầm sẽ bám những loại bụi bẩn, bùn cát, chất rắn. Chúng ta cần loại bỏ, làm sạch vị trí tiếp nối vì những bụi bẩn, chất rắn, cặn bã là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc rò rỉ của van.

kiểm tra hệ thống ống

Có thể dùng các loại hóa chất tẩy rửa để cọ sạch các chất bám bẩn cứng đầu. Ngoài ra chúng ta có thể sơn phủ nhẹ lớp chống bám bẩn, chống rỉ sét lên trên bề mặt.

Bước thứ 3: Gỡ bỏ các vế hàn, vết cắt của đường ống

Hầu hết các đường ống đều cắt, khắc ren hoặc lắp bích để có thể kết nối với phần van bi. Tại vị trí này sẽ xuất hiện các mảnh vỡ, vụn chất rắn từ chính đường ống. Chúng ta cần loại bỏ hoàn toàn để tránh làm ảnh hưởng đến phần bi van khi đưa vào hoạt động.

Bước thứ 4: Đưa van bi vào lắp đặt

Cố định 2 đầu của đường ống và đầu van bi, định hướng vị trí lắp van trước. Chú ý đến chiều của dòng chảy và không gian lắp đặt để có thể vận hành van sau khi cài đặt một cách dễ dàng. Ở đây chúng ta có 3 loại van bi lắp ren hoặc lắp bích hoặc các dòng van nhựa dùng keo nối.

Đối với dòng van bi lắp ren

Sử dụng cờ lê đúng với kích cỡ của đai ốc thiết kế trên thân van bi sử dụng lực quay, momen xoắn thiết vào đầu van gần đường ống nhất. Điều này giúp có một lực xoay chắc chặn hơn và tránh những thiện hại gây ra cho phần thân van. Xoay theo hướng kim đồng hồ các vòng ren sẽ ăn khớp với nhau và trở nên kín lại dần. Chú nên sử dụng thêm băng tan để giúp cho việc chống rò rỉ của van khi vận hành với các dòng chất lỏng.

Đối với loại lắp bích

Đặt van vào giữa 2 mặt bích, chèn bulong hoặc đai ốc nối thân van với mặt bích, chính cho vòng làm kín khớp với mặt bích. Hàn gá 2 mặt bích với đường ống để cố định vị trí đường ống nếu đường ống là sắt, thép, còn với các đường ống HDPE sử dụng keo nối ống.

Khi đã cố định van thức hiện xoay cần gạt xem có bị mắc kẹt vào thành ống hay không. Nếu đã ổn định siết chặt đều các đai ống bulong lại.

Đối với các loại van nhựa

Dòng van bi nhựa thường được cài đặt theo kiểu dán ống, các đường ống sẽ dùng keo chuyên dụng và két nối với đường van. Cần căn chỉnh chính xác kích thước để có thể lắp đặt van vào đúng vị trị, cho hướng dòng chảy được thẳng nhất tránh việc giảm tốc độ dòng chảy.

Bước thứ 5: Kiểm tra van sau khi đã lắp đặt

Khi đã cài đặt hoàn tất cần kiểm tra kĩ lưỡng lại van một lần nữa, thực hiện việc đóng mở van để đảm bảo răng van được lắp đặt chính xác, phần quả cầu không bị chạn vào thành đường ống hay bị mắc kẹt. Các bướn kiểm tra xong đưa van vào sử dụng.

Trên đây là phần giới thiệu sơ bộ 5 bước lắp đặt một van bi vào trong đường ống. Rất mong những ý kiến đóng góp của quý khách để bài viết được hoàn thiện hơn.

Một số chú ý khi lắp đặt van bi

  • Để tránh biến dạng và hư hỏng của các bộ phận làm việc hay đường ống không đặt van bào vị trí trên bàn lắp ráp mà thay vào đó phải giữ cố định đường ống và vặn van bi vào đúng vị trí.
  • Đối với dòng van lắp ren các khớp ren của đường ống không được dài hơn ren làm việc của van, nếu dài hơn quá nhiều đây chính là phần gây rò rỉ, chịu áp lực kém nhất của đường ống gây ra nổ, vỡ khi áp lực cao.
  • Các gioăng làm kín cần phải được đặt chính giữa của đường ống và mặt bích, các ốc vít siết chặt và đều nếu mất cân bằng về lực siết phần gioăng cao su bị nén lại phần lại nhô ra quá nhiều sẽ mất tác dụng của gioăng, van sẽ rò rỉ trong quá trình vận hành.
  • Phần tay gạt sẽ quay theo góc 90 độ và được thiết kế nhô dài ra ngoài nên cần chọn không gian thích hợp dễ dàng nhất cho quá trình vận hành van.
  • Van bi có thể điều khiển bằng tay gạt hoặc bộ điều khiển điện, điều khiển khí nén nên cần lắp đặt van thuận tiện cho việc cấp nguồn điện hoặc nguồn khí để vận hành một cách dễ dàng, thuận tiện với từng nơi cấp nguồn.

Cách bảo quản van bi khi chưa sử dụng

  • Van bi với chất liệu đa dạng như: gang, đồng, inox, nhựa, thép,…cần được bảo quản tại nơi khô dáo, có độ ẩm không khí thấp. Cần bọc kín các sản phẩm để tránh việc oxy hóa bề mặt gây ra những vết loang trên thân van làm mất thẩm mỹ.
  • Van bi bảo quản trong kho cũng có thời gian sử dụng nếu quá thời gian các lớp gioăng làm kín sẽ có hiện tượng bị đóng rắn, mắc kẹt phần quả cầu dẫn đến không thể vận hành được van.
  • Thưởng xuyên kiểm qua các van bi theo định kì, nếu có dấu hiệu hư hỏng cần được khắc phục và phục hồi giúp thời gian có thể sử dụng của van được lâu dài hơn.
  • Với những dòng van điều khiển bằng tay gạt cần kiểm tra các khớp nối di chuyển của van đảm bảo vẫn hoạt động ổn định nhất. Van điều khiển bằng khí nén hoặc động cơ điện cần tháo rời phần động cơ bảo quản theo chế độ riêng tránh hư hỏng và không vận hành được.

Hướng dẫn bảo trì van bi khi sử dụng

  • Mỗi thiết bị van vòi cần được kiểm tra địn kì để tránh việc tắc nghẽn làm gián đoạn công việc. Van bi thường có sự cố mắc kẹt phần tay quay do thời gian lâu không hoạt động lượng dầu bôi trơn giữa trục van và thân van đã khô sẽ dẫn đến việc khó khăn trong quá trình vận hành. Chúng ta cần cung cấp dầu bôi trơn vào vị trí này để van vận hành ổn định trở lại.
  • Van cũng có thể bị rò rỉ tại phần trục van hoặc phần kết nối giữa van bi và đường ống do áp lực làm việc và quá trình mài mòn của dòng chảy. Cần kiểm tra và thay thế các lớp gioăng theo thời gian làm việc để tránh việc rò rỉ giữa trục van, thân van, viên bi và phần kết nối.
  • Theo khuyến cáo bảo trì van định kì từ 3-6 tháng một lần để van có độ trơn tru, vận hành ổn định cho hiệu suất công việc tăng cao.
  • Cần vận hành van đúng với áp lực định mức, nhiệt độ định mức để tránh hư hỏng van trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Các lỗi thường gặp của van bi điều khiển khí nén, sửa chữa và phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×