Nhựa PTFE

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Nhựa PTFE đã một trong những chất liệu sản xuất, được dùng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Và các quy trình sản xuất công nghiệp ngày nay. Vậy PTFE là gì, chúng có đặc điểm, ưu và nhược điểm như thế nào?

Có bao nhiêu loại PTFE, chúng được dùng làm gì, ở đâu? Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết và tìm ra câu trả lời đúng đắn, đầy đủ nhất nhé!

Nhựa PTFE

Tìm hiểu nhựa PTFE

Trước khi tìm hiểu sâu về loại cao su tổng hợp này, mời bạn cùng giải đáp khái niệm nhựa PTFE là gì? Sản phẩm có thông số kỹ thuật cơ bản ra sao?

Khái niệm nhựa PTFE là gì

Nhựa PTFE là viết tắt của Polytetrafluoroethylene. Là một loại nhựa tổng hợp không dẫn điện, không bám dính và chịu nhiệt rất tốt. Nó được biết đến rộng rãi với tên gọi thương mại là “Teflon”.

Loại nhựa này được sản xuất bằng cách polymer hóa tetrafluoroethylene. Một hợp chất hóa học gồm 4 nguyên tử fluôr và một nguyên tử carbon. Chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp. Dễ thấy nhất là trong sản xuất bộ phận cơ khí, trong lĩnh vực y tế. Được xem là chất liệu chính trong sản xuất bề mặt không dính cho dụng cụ nhà bếp.

Không chỉ dừng lại đó, con người còn sử dụng PTFE. Để chế tạo các bộ phận chống rỉ séc. Ngăn tình trạng hóa chất ăn mòn máy móc, thiết bị hay giúp giảm lực ma sát.

Thông số kỹ thuật nhựa PTFE

  • Tỷ trọng : 2.1 – 2.3 g/cm3
  • Độ cứng : 55 – 65 shore A
  • Độ giãn dài : 150 – 350 %
  • Độ bền kéo : 15 -35 Mpa
  • Cường độ điện môi : 19 kv/mm
  • Độ bền điện môi : 60 – 80 kv/mm
  • Nhiệt độ hoạt động : max 260 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy : 327 độ C
  • Áp lực làm việc : PN16, PN25
  • Hệ số ma sát : 0.06 – 0.08
  • Giới hạn chỉ số oxi : >95 %
  • Môi trường làm việc : Nước, nước sạch, nước thải, axit, hóa chất, nước muối, khí, hơi …

Tính chất, đặc trưng của nhựa PTFE

Nhựa PTFE là một loại nhựa gốc polyme không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Có khả năng chống cháy, chống ăn mòn, chống dính, chống thấm nước, độ bền cao. Nó đặc trưng bởi các tính chất sau :

  • Hầu như không bị ảnh hưởng bởi điện và nhiệt, nên cách điện và chịu nhiệt tốt.
  • Không bị ăn mòn bởi các hóa chất mạnh như axit, kiềm,… Các dung môi hữu cơ hay các chất gây oxy hóa.
  • Có khả năng hạn chế gần như tuyệt đối tình trạng cháy nổ. Nhờ ưu điểm chống cháy và không tham gia vào các quá trình cháy.
  • PTFE có tính chất chống dính, ngăn không cho các chất bám dính, kết tủa, cô đặc.
  • Teflon cũng có ưu thế là không thấm nước. Giúp ngăn cách các máy móc nó bao bọc khỏi hơi nước, ngấm nước.
  • Chúng có độ bền cao, nên chịu được các tác động mạnh mẽ mà không bị phá vỡ.

Ưu điểm của chất liệu PTFE

Bản chất là một loại nhựa polyme không dẫn điện và không dẫn nhiệt. Chống cháy, chống ăn mòn, chống dính, chống thấm nước, chịu được áp lực. Do đó, nó sở hữu nhiều điểm mạnh được đánh giá cao như :

  • Ưu điểm cách nhiệt, cách điện cực tốt. Nhiệt độ làm việc của nó có thể lên đến 260 độ C hoặc hơn thế.
  • Sử dụng được trong mọi môi trường lưu chất hiện nay, cho dù khắc nghiệt nhất. Ví dụ như : môi trường nước, môi trường hơi, hơi nóng, khí, axit, kiềm, hóa chất,…
  • Sản phẩm có độ chống bám dính tốt, vì vậy việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
  • Là chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường và thiên nhiên.
  • Nhựa PTFE không độc hại, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc.
  • Nó có lợi thế là khả năng chống nước tuyệt vời.
  • Có độ cứng và độ dẻo nhất định, phù hợp với nhiều ứng dụng thực tế.

Nhược điểm khi dùng PTFE

Mặc dù, có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng còn một số hạn chế như sau:

  • Khó gia công và quá trình chế tạo đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao.
  • Giá thành cao, nó được xem là một vật liệu đắt tiền.
  • Nhựa PTFE có tính chất dễ bị tĩnh điện. Không phù hợp môi trường chứa bụi hoặc trong các ứng dụng yêu cầu tính cách điện.
  • Độ dẻo không cao, nên không thể đáp ứng sản xuất các sản phẩm có độ cong cao.
  • Chúng không có đa dạng màu sắc, thường chỉ có màu trắng đục hoặc màu đen.

Phân loại nhựa PTFE

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nhựa PTFE. Nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến 4 dạng sau đây : Dạng tấm, dạng cây, dạng phim và dạng ống.

phan-loai-nhua-ptfe

Nhựa PTFE dạng tấm

Nó có đặc trưng là dày và phẳng, có thể được cắt và gia công thành nhiều kích thước. Tạo thành nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với các ứng dụng riêng.

Nhựa PTFE dạng tấm được sản xuất thông qua quá trình ép nóng và gia công. Kết hợp với các nguyên liệu nhựa chất lượng cao. Sau đó, được nén ép để tạo thành các tấm dày và phẳng.

Với sản phẩm nhựa dạng tấm thường có tính chất :

  • Chống ma sát tốt.
  • Khả năng chịu nhiệt và chịu hóa chất.
  • Tính chất cách điện và không bám dính.

Chính vì thế, nó được gia công làm bảng chặn, bảng điều khiển. Vật liệu cách điện, vật liệu chịu hóa chất và bề mặt chống bám dính, độ trơn nhẵn cao. Ngoài ra, nhựa PTFE dạng tấm còn được dùng phổ biến trong các ứng dụng y tế. Tiêu biểu như sản xuất các dụng cụ y tế không dị ứng và không độc hại…

Nhựa PTFE dạng cây

Đặc điểm nhận biết của nó là có hình dáng dạng cây tròn hoặc hình trụ. Được sản xuất thông qua quá trình ép nóng và gia công, sử dụng các nguyên liệu nhựa PTFE chất lượng cao. Sau đó, sản phẩm được đúc hoặc ép vào khuôn đúc để tạo thành hình dạng cây.

Loại nhựa tổng hợp dạng cây chủ yếu sử dụng để sản xuất các sản phẩm như bạc đạn, vòng bi. Và trục quay nhờ tính chất chống ma sát tuyệt vời của nó. Nó cũng được ưa chuộng trong các ứng dụng chịu nhiệt, chịu hóa chất. Ứng dụng cách điện, nhưng không phổ biến bằng nhựa PTFE dạng tấm.

Sản phẩm PTFE dạng cây hạn chế tính dẻo. Bù lại, chúng có bề mặt trơn, không bám dính. Cộng thêm có khả năng chống mài mòn và chịu nhiệt tốt. Do đó, nó được tin dùng trong các ứng dụng công nghiệp và sản xuất. Đặc biệt là trong các ứng dụng yêu cầu tính chống mài mòn, chịu nhiệt cao. Chẳng hạn như ngành sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, ngành sản xuất dầu khí.

Nhựa PTFE dạng phim

Nhựa PTFE dạng phim là một loại sản phẩm được sản xuất từ cao su tổng hợp, nó được nhận dạng bởi :

  • Có hình dạng dạng mỏng và phẳng.
  • Hình thành nhờ quá trình ép và gia công tỉ mỉ. Sau cùng, nó được cán và định hình để tạo thành các tấm phẳng và mỏng.
  • Nhựa PTFE dạng phim thường có độ dày từ 0,01mm đến 0,5mm.
  • Ứng dụng nổi bật của Teflon như : bảo vệ bề mặt, bảo vệ tường chống thấm. Làm lót cho tủ lạnh, làm lót đồng hồ nước, làm vật liệu cách điện, làm bề mặt chống dính.
  • Sản phẩm có tính chất trơn nhẵn, không bám dính, chịu nhiệt cao, chịu hóa chất tốt.
  • Có khả năng cách điện tốt, đặc biệt là khi được ép dày hơn.
  • Đáp ứng các yêu cầu chịu nhiệt, chống mài màn, chống oxi hóa,…
  • Nó phổ biến nhất tại ngành sản xuất điện tử, thiết bị y tế,… Và trong sản xuất các sản phẩm liên quan đến dây chuyền thực phẩm.

Nhựa PTFE dạng ống

Nhựa PTFE dạng ống được biết đến có hình dáng tương tự ống tròn. Sau quá trình gia công, đúc, ép nóng ta thu được nhựa Teflon dạng ống. Nhờ hình dáng và kích thước của nó, nên đa phần. Ta dùng nó để sản xuất các sản phẩm dạng ống. Thường gặp nhất như ống dẫn, ống định hình, ống truyền nhiệt,…

Chúng có điểm mạnh là :

  • Bề mặt trơn nhẵn, chống bám, chống dính, chống ăn mòn, chịu nhiệt và không có tính dẻo.
  • Thích hợp với các ứng dụng trong ngành sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, điều chế xăng dầu,…
  • Teflon dạng ống có đặc tính chịu nhiệt, chịu hóa chất cao và cách điện. Nên vô cùng thích hợp với hai lĩnh vực thiết yếu hiện nay là điện tử và y tế.

Nhựa PTFE được dùng làm gì

Nhựa PTFE là một loại nhựa kỹ thuật cao được sử dụng phổ biến. Trong nhiều ứng dụng công, nông nghiệp và sinh hoạt gia đình. Dưới đây là một số ứng dụng hàng đầu của nó :

  • Sử dụng làm bề mặt chống bám dính trong nồi chiên, chảo, vỉ nướng, bát, đũa,…
  • Ứng dụng trong các sản phẩm chịu nhiệt như vòng bi, côn, bộ phận máy móc, gioăng làm kín,…
  • Được dùng để sản xuất các sản phẩm cách điện như dây cáp, băng keo, ống dẫn,…
  • Dùng để chế tác các sản phẩm chịu hóa chất như van, ống dẫn, bộ lọc môi chất, cặn bẩn,…
  • Chúng được gia công để sản xuất giày trượt băng, ván trượt, trượt tuyết, ván lướt sóng.
  • Nhựa PTFE là thành phần quan trọng để làm ra băng keo chống thấm, vật liệu xây dựng,…
  • Ứng dụng trong các thiết bị y tế như ống dẫn, bộ phận máy móc y tế ,…
  • Không dừng lại ở đó, nhựa PTFE còn dùng để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành thực phẩm.
  • Cuối cùng, chúng được xem như chất liệu tuyệt vời. Để sản xuất lớp lót cho đồng hồ nước điện tử, điện từ.

cong dung nhua teflon

PTFE trong sản xuất đồ gia dụng

Nó được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ gia dụng như nồi chiên, chảo, vỉ nướng,… Và các hàng loạt sản phẩm nhà bếp khác nhờ tính chất không bám dính của nó. Với lợi thế bề mặt trơn, chống bám dính. Các sản phẩm được làm từ nhựa PTFE giúp giảm lượng dầu, bơ và các chất béo cần dùng. Mục đích là tránh sản phẩm bám vào bề mặt sản phẩm.

Do đó, ta có thể khẳng định, sản phẩm làm từ nhựa PTFE. Được coi là lành mạnh, an toàn. Và tiết kiệm thời gian, công sức hơn trong việc nấu ăn hay làm bếp.

Ví dụ về PTFE gần gũi với chúng ta nhất là : Chảo chống dính, nồi chiên không dầu, vỉ nướng, bếp nướng.

PTFE trong sản xuất van công nghiệp

Bạn biết không, tất cả các dòng van sử dụng trong các hệ thống nước, hơi, khí. Hay trong môi trường hóa chất, lưu chất ăn mòn hiện nay. Có yêu cầu cực cao về độ bền, khả năng chống ăn mòn. Chịu nhiệt, chịu áp lực, áp suất,… Đặc biệt là độ kín, chống rò rỉ gần như tuyệt đối 100%.

Vì lẽ đó, nhựa PTFE được chọn là chất liệu lý tưởng để sản xuất các bộ phận trong van. Tiêu biểu nhất là sản xuất bạc đạn, gioăng đệm giảm ma sát và vòng đệm làm kín. Điểm chung của các bộ phận này là chống ăn mòn. Chịu nhiệt, làm việc bền bỉ, tuổi thọ lâu dài. Chúng có thể đáp ứng yêu cầu công việc ngay cả trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt nhất.

Nếu bạn quan sát kỹ từng chi tiết và bộ phận bên trong van công nghiệp. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của nhựa PTFE trong :

  • Van bướm, van bướm điều khiển khí nén, van bướm điện.
  • Van bi, van bi điện, van bi điều khiển khí nén.
  • Van cầu, van an toàn, van giảm áp, van cổng, van một chiều.
  • Van điện từ, van cân bằng, van điều khiển tự động,…

chat-lieu-van

PTFE trong sản xuất đồng hồ đo lưu lượng

Nhựa PTFE được sử dụng trong sản xuất đồng hồ đo lưu lượng nước. Nhờ ưu điểm kháng ăn mòn và kháng hóa chất. Nên nó được xem là giải pháp tối ưu cho các ứng dụng đo lưu lượng cần độ chính xác cao. Song song với đó là độ bền và độ ổn định trong suốt thời gian dài.

Do sở hữu nhiều lợi thế hiếm có mà không phải vật liệu nào cũng có được. Vì thế, giá thành của nhựa PTFE cũng sẽ cao hơn khi so với các loại chất liệu khác. Đó là lý do vì sao giá bán của đồng hồ đo lưu lượng điện từ – điện từ. Có lớp lót là Teflon sẽ cao hơn so với đồng hồ nước dạng cơ không trang bị lớp lót này.

Đồng hồ đo lưu lượng được làm từ PTFE bên trong lòng ống đồng hồ có ưu điểm :

  • Giúp đồng hồ nước làm việc tốt ở môi trường ăn mòn, nhiệt độ không ổn định.
  • Khả năng chống bám dính giúp việc vệ sinh đồng hồ nước dễ dàng hơn.
  • Thích hợp với các ứng dụng đo lường nước thải nhờ tính năng kháng hóa chất.
  • Lớp lót cách điện giúp đồng hồ đo lưu lượng điện tử làm việc chính xác, sai số thấp.
  • Lớp lót bằng nhựa PTFE có màu trắng ngà và độ dẻo thích hợp. Đồng thời cấu trúc rỗng bên trong nên ống PTFE sẽ không làm đồng hồ bi kẹt rác.

dong ho nuoc boc PTFE

Kết luận : Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến nhựa PTFE. Nếu còn có thắc mắc gì về loại nhựa tổng hợp chất lượng cao này. Bạn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam. Để được tư vấn, giải đáp đầy đủ.

Hoặc bạn đang có nhu cầu biết thêm hay đặt mua van công nghiệp, đồng hồ nước. Đồng hồ công nghiệp, đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất,… Hãy liên hệ ngay với Công ty chúng tôi. Qua số Hotline : 0981 625 647 gặp M.Hoan để được tư vấn, hỗ trợ, báo giá chính xác.

Xin trân trọng cảm ơn!

Các tìm kiếm liên quan

Giá nhựa PTFF

Giá tấm nhựa PTFE

Feet chuột PTFE

PTFE coating là gì?

PTFE material

Đồng hồ nước có lớp lót PTFE giá bao nhiêu

Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×