Động cơ khí nén là gì , cấu tạo , nguyên lí làm việc !

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Động cơ khí nén được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới, bởi vì trong công cuộc vận hành động cơ máy móc để phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người thì không thể thiếu được động cơ khí nén. Thế động cơ khí nén là gì mà lại được nhiều người sử dụng đến như vậy, Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao ? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé !

Động cơ khí nén là gì ?

Động cơ khí nén hay còn được gọi là motor khí nén, là một loại động cơ có khả năng chuyển đổi năng lượng khí nén thành cơ năng để chuyển động rotor. Năng lượng khí nén ở đây do không khí thiên nhiên bị nén vào ở áp suất cao khoảng 3.000~3.600 PSI tạ ra. Thông thường động cơ được thiết kế nhỏ gọn, giá thành rẻ, đặc biệt là công suất động cơ rất lớn ngược lại trọng lượng động cơ lại rất nhẹ.

Chính vì thế, việc sử dụng hoạt động bằng khí nén sẽ cho ta cảm giác an toàn hơ, không lo cháy nổ và đặc biệt là dễ dàng sử dụng, dễ dàng bảo dưỡng, tuổi thọ lại cao và tiết kiệm chi phí vận  hành.  Đây là một thiết bị được coi là quan trọng nhất đối với hệ thống khí nén, bởi vì động cơ khí nén có trong máy nén khí đã trực tiếp sản sinh ra khí nén để có thể cung cấp đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng khí nén.

dong-co-khi-nen

Đến nay, máy nén khí đã được đưa vào và sử dụng khá phổ biến không chỉ trong công cuộc sản xuất mà còn được sử dụng trong các lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Cũng vì sự tiện lợi mà chúng mang lại là rất lớn nên tùy vào từng mục đích, tùy vào cách thức sử dụng cũng như công suất, tính năng cùng từng dòng máy nén khí, chúng đã được chia thành nhiều loại với nhiều mẫu mã khác nhau nhằm đáp ứng được đúng nhu cầu của người sử dụng.

Xem thêm : Cơ năng | Tìm hiểu chung về cơ năng | Ứng dụng đời sống

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ khí nén – Máy nén khí

Chúng ta cùng tìm hiểu xem động cơ khí nén được cấu tạo từ những bộ phận nào cũng như cách thức hoạt động của động cơ khí nén ra sao nhé.

Cấu tạo

Trước hết về phần cấu tạo thì một động cơ khí nén – máy nén khí thông thường sẽ gồm những bộ phận chính như:

cau-tao-may-nen-khi

  • Motor: Là bộ phận quan trọng có khả năng chuyển đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học nhằm mục địch cung cấp sự hoạt động cho các bộ phận khác.
  • Đầu nén: Bên trong đầu nén bao gồm nhiều chi tiết nhỏ như: Bạc đạn, tay dên, xilanh, piston, trục khuỷu,… đây là nơi xảy ra quá trình nén không khí.
  • Van an toàn: Là bộ phận có chức bảo vệ cho máy cấp khí được hoạt động một cách an toàn, tránh các tình trạng gia tăng áp suất đột ngột gây mất an toàn.
  • Van xả nước: Là bộ phận có nhiệm vụ loại bỏ hết lượng nước còn đọng, hơi nước lẫn vào trong khí nén, nhằm đảm bảo chất lượng cho nguồn khí cũng như tránh được những hiện tượng han gỉ đến các thiết bị máy móc hay thiết bị sử dụng nguồn cung cấp khí nén.
  • Đồng hồ đo áp suất: Là dụng cụ được sử dụng để theo dõi áp suất trong quá trình động cơ hoạt động, tất cả áp lực của máy đều được hiển thị trên bề mặt đồng hồ này.
  • Dây đai và puly: Là bộ phận thực hiện quá trình truyền động cơ từ động cơ đến đầu khí nén.
  • Lọc gió: Là bộ phận có chức năng ngăn cản bụi bẩn, cặn bã theo luồng luồng không khí đi vào trong máy.
  • Bình chứa: Hay còn được gọi là bình tích áp có nhiệm vụ tích áp sau khi thực hiện quá trình gia áp.

Nguyên lý làm việc

Luồng khí nén được lấy từ nguồn cấp khí nén sẽ được đẩy vào bên trong động cơ khí nén, tại đây khí nén sẽ được giản nở khi đó sẽ sinh ra năng lượng. Khi đó năng lượng này sẽ biến thành cơ năng, còn áp suất và nhiệt độ, áp suất của không khí sẽ giảm xuống biến thành năng lượng cơ học dưới dạng momen để tạo chuyển động quay cho trục cánh khuấy của động cơ.

Xem thêm : Thiết bị truyền động quay là gì , đặc trưng cơ bản , ứng dụng

Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng động cơ khí nén

Hướng dẫn sử dụng động cơ khí nén

Motor cần được sử dụng dầu mỡ để bôi trơn động cơ, nếu như trong 1 khoảng thời gian dài mà các bạn không sử dụng đến thì các bạn cần phải thải hết các mỡ cũ đi và bổ sung thêm mỡ mới để động cơ được hoạt động một cách bình thường. Khi châm thêm mỡ vào động cơ chúng ta cần châm theo đúng hướng dẫn để tránh vượt mức quy định về thời gian cũng như lượng mỡ cần trâm thêm.

Khi động cơ hoạt động bình thường, nhiệt độ của bạc đạn sẽ tăng dần lên và chúng ta cần phải đo nhiệt độ bên ngoài của bạc đạn để tránh các sự cố sảy ra. Nếu như nhiệt độ của bạc đạn vượt quá 950 độ C ngay lập tức motor sẽ dừng tất cả các hoạt động chuyển động phụ tải.

Do hình dạng của ổ trục, nhiệt độ và điều kiện sử dụng, môi trường xung quanh không có một sự thống nhất nhất định sẽ ảnh hưởng đến thời gian châm dầu cũng bị thay đổi. Khi đó thời gian chấm thêm dầu mỡ có thể bị rút ngắn lại, khiến cho chi phí sử dụng cũng bị ảnh hưởng theo.

Cách bảo dưỡng động cơ khí nén giúp nâng cao tuổi thọ của motor khí nén

Kiểm tra định kỳ động cơ khí nén đúng theo quy trình hướng dẫn sẽ giúp cho người sử dụng có thể phát hiện được các sự cố, hỏng hóc để biết đường khắc phục và sửa chữa. Đảm bảo được động cơ khí nén có thể hoạt động liền mạch và ổn định cũng như tránh được tình trạng hư hỏng cho động cơ giúp động cơ duy trì được tuổi thọ.

Bên cạnh đó chúng ta cần kiểm tra máy móc động cơ thường xuyên bởi vì sau một thời gian sử dụng nhất định, motor máy nén có thể bị xuống cấp hoặc hư hỏng. Chính vì thế, nếu như lơ là không kiểm tra thường xuyên thì tình trạng này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của thiết bị, gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, nếu như các bạn sử dụng động cơ khí nén trong điều kiện môi trường có nhiều bụi thải thì các bụi thải, bụi bẩn này có thể bám vào cánh quạt trên máy tản nhiệt làm cho hiệu quả làm việc của động cơ sẽ bị giảm sút. Nếu cứ tiếp tục sử dụng mà không vệ sinh sạch sẽ có thể ảnh hưởng đến motor khí nén, cụ thể là motor khí nén sẽ bị nóng lên thậm chí có thể gây ga chập điện, cháy nổ.

CHính vì vậy, để đảm bảo được động cơ luôn hoạt động và làm việc ổn định, chúng ta hay nói cách khác là người sử dụng cần phải kiểm tra định kỳ kỹ lưỡng về bộ phận này. Cần chú ý về quá trình vệ sinh sạch sẽ những bụi bậm cũng như dầu mỡ thừa đang còn bám dính bên tỏng motor. Chú ý nên đợi cho động cơ nguội hẳn rồi mới thực hiện quá trình bảo dưỡng, tránh tình trạng gặp những cố ngoài ý muốn như bỏng,…

Khi thay dâu mỡ bôi trơn đúng cách cho motor khí nén ngay lập tức motor sẽ tiến hành bôi trơn cho các chi tiết bên trong để cho quá trình hoạt động được diễn ra một cách hiệu quả, trơn tru. Đặc biệt là chúng ta cần thay dầu mỡ thường xuyên nếu trong một khoảng thời gian dài không sử dụng động cơ.

Động cơ khí nén hoạt động cần tiêu thụ bao nhiêu  năng lượng

Các yếu tố sau đây sẽ giúp các bạn tính toán được chính xác một máy nén khi tiêu thụ hết bao nhiêu điện năng, để giúp các bạn thực hiện quá trinh làm việc một cách tốt nhất.

Các bạn cần xác định được thời gian hoạt động của máy nén khí chẳng hạn như trong 1 ngày các bạn sử dụng máy nén khí vào trong những khung giờ nào và thời gian máy ngừng sử dụng. Hai điều này là 2 điều vô cùng quan trọng bởi vì máy nén khí chỉ tiêu thụ điện năng khi máy đang trong quá trình sử dụng và các bạn có thể ghi chép lại thời gian hoạt động cụ thể của máy ra một cuốn sổ riêng để tiện cho việc theo dõi,

Để xác định công suất tiêu thụ của máy nén khí hàng ngày thì thông thường các thông số này sẽ được gắn trực tiếp lên các máy nén hoặc các tem mác của motor. Nếu như công suất của máy nén khí càng lớn đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ của máy sẽ càng cao.

 

Ứng dụng của động cơ khí nén

Động cơ khí nén đang được sử dụng thông dụng trên thị trường Việt Nam, sau đây là những ứng dụng của động cơ khí nén được sử dụng nhiều nhất.

Lính vực van công nghiệp

Trong lĩnh vực van công nghiệp thì động cơ khí nén được thiết kế ra nhằm giúp người sử dụng thực hiện quá trình đóng mở van cơ một cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất. Tại đây bộ phận khí nén còn được gọi với một cái tên than thuộc khác đó là Bộ điều khiển khí nén, được lắp đặt trực tiếp vào van cơ đẻ thực hiện quá trình đóng mở.

bo-dieu-khien-khi-nen

Lĩnh vực sửa chữa

Chúng ta thường hay thấy máy nén khí xuất hiện ở các xưởng sửa chữa ô tô, xe máy. Ở đây máy nén khí sẽ có rất nhiều công dụng phục vụ cho công việc của các thợ sửa chửa như: Được sử dụng để tháo, lắp các con ốc khó thể vặn bằng tay hay được sử dụng để xì khô xe, thổi bụi bẩn bên trong xe hoặc có thể phục vụ nhu cầu như cung cấp cho cầu nâng,…

Gia công cơ khí, xưởng mộc

Trong gia công cơ khí, máy nén khí được sử dụng nhằm mục đích cung cấp khí cho các dụng cụ như súng bắn ốc, súng xiết bulong. Đối với xưởng mộ thì máy nén khí được sử dụng để phun sơn, đánh bóng gỗ,…

Dược phẩm

Đối với ngành dược phẩm thì khí nén là một thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng hạn như khí nén không dầu được sử dụng để vận chuyển thuốc, sấy thuốc, sấy khô vỏ con nhộng của thuốc, đặc biệt là động cơ khí nén tạo khí nén sạch phục vụ cho công cuộc tiến hành thí nghiệm, vận chuyển thuốc trên dây truyền,…

Phanh khí

Nhắc đến phanh khí chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ đến đây là một thiết bị công nghệ khí nén và được sử dụng phổ biến nhất trện thị trường hiện nay. Hệ thống phanh khí thường được lắp đặt ở các xe buýt, xe tải và xe lửa, tất cả đều dừng lại khi áp suất bên trong mạch không khí kín thay đổi. Hầu hết tất cả các loại xe này đều được trang bị hệ thống phanh khí giúp cho xe dừng lại mội cách an toàn nhất, đảm bảo được an toàn cho những người trên xe.

Khai thác khoáng sản

Trong công cuộc khai thác khoáng sản, đặc biệt là tại các môi trường hầm lò, lượng khí nén giúp vận chuyển khoáng vật hoặc có thể cung cấp khí thở, thông gió, đồng thời có thể tham gia vào quá trình thăm dò độ sâu, làm mát mũi khoan.

Chế biến thực phẩm

Khí nén được được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm đều được sử dụng các máy bơm nén khí không dầu, để nhằm đảm bảo được sức khỏe của người tiêu dùng. Lượng khí nén này sẽ được sử dụng để sấy khô thực phẩm, sục khí trong chế biến và sản xuất bia,…

Kết luận

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng rằng sẽ giúp ích được các bạn trong công cuộc tìm hiểu cũng như vận hành động cơ khí nén. Bên cạnh đó các bạn có thể biết được mức tiêu thụ điện năng của một máy nén khí là như thế nào, chính vì vậy các nhà sản xuất cũng khuyến khích các bạn nên sử dụng các loại máy nén khí có thể tiết kiệm được năng lượng một cách tối đa.

Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×