Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023
Cao su EPDM là một loại cao su tổng hợp được sản xuất từ các chất phụ gia hóa học và các chất độn, có khả năng chịu nhiệt và kháng hóa chất tốt. Với những tính chất đặc biệt này, hiện nay nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất ống dẫn nước, tấm lót nền nhà kính, đệm cách âm, vật liệu chịu lửa và nhiều ứng dụng khác.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm cũng như đặc điểm và ứng dụng của cao su EPDM trong các lĩnh vực khác nhau.
Tìm hiểu chung về chất liệu cao su EPDM
Cao su EPDM hay được gọi với tên gọi đầy đủ là cao su Ethylene Propylene Diene Monomer. Là một loại cao su tổng hợp, được sản xuất bằng cách phối trộn các chất phụ gia hóa học và các chất độn như độn silica, carbon black và dầu mở.
Các hạt cao su EPDM có tính chất linh hoạt, dẻo dai và có khả năng chịu được nhiệt độ và các hóa chất, đặc biệt là các hợp chất cũng như dầu mỡ. Do đó, loại chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, như làm vật liệu cách âm, làm kín các vị trí kết nối giữa các dòng van công nghiệp với đường ống và nhiều ứng dụng khác.
Lịch sử hình thành cao su EPDM
Cao su EPDM được phát minh vào những năm 1962 bởi hai công ty DuPont và ExxonMobil. Ban đầu, nó được sử dụng để sản xuất các bộ phận cao su trong ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của nó như khả năng chịu nhiệt và kháng hóa chất tốt, nên chất liệu này đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sau một thời gian dài tìm tòi và nghiên cứu, nhà khoa học người Đức Karl Ziegler đã có một bước đột phá khoa học về quá trình sản xuất cao su EPDM, tạo nên một bước ngoặt mới, một thế hệ mới cho chúng. Hiện nay, chất liệu này được sản xuất và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, và được coi là một trong những loại cao su tổng hợp có tính chất đặc biệt và ứng dụng rộng rãi nhất.
Thành phần chính tạo nên cao su EPDM là gì
Thành phần chính của cao su EPDM là Ethylene và Propylene. Đây là hai monomer chính được sử dụng để sản xuất và nó chiếm khoảng từ 90 đến 95% khối lượng của chất liệu này. Bên cạnh đó, một số lượng nhỏ các diene monomer như Ethylidene Norbornene, Dicyclopentadiene, và Vinyl Norbornene cũng được thêm vào để cải thiện tính chất của chất liệu.
Các loại cao su EPDM được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay
Để có thể phân loại cao su tổng hợp từ ethylene với các monome propylene, hiện nay EPDM đang được chế tạp và sản xuất với 2 dạng cao su chính đó là dạng EPDM trắng và EPDM đen. Sau đây, mời các bạn cùng theo mình tìm hiểu chi tiết về từng loại chất liệu cao su này nhé.
Cao su EPDM trắng
Là sản phẩm cao su được thêm các chất phụ gia tạo màu và bảo vệ màu trắng trong quá trình sản xuất. Các chất phụ gia này giúp cải thiện độ bền màu và tính chống chịu thời tiết của chất liệu, đồng thời tạo ra màu trắng cho sản phẩm cuối cùng.
Cao su EPDM trắng thường được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính chất môi trường và độ bền cao như ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất xe hơi và các sản phẩm cao su khác.
Cao su EPDM đen
Là sản phẩm cao su EPDM được thêm các chất phụ gia tạo màu đen trong quá trình sản xuất. Các chất phụ gia này giúp cải thiện tính chống chịu thời tiết và tăng tính đàn hồi của chất liệu. Cao su EPDM đen thường được sử dụng trong các ứng dụng như dải đệm, gioăng cao su, lót sàn, lót tấm trần, và các ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô, hàng hải, dầu khí, điện, điện tử.
Một số đặc điểm và ứng dụng của cao su EPDM
Tiếp theo, để có thể hiểu rõ hơn về loại chất liệu này, mời các bạn cùng tham khảo về một số đặc điểm cũng như các ứng dụng phổ biến của dòng cao su tổng hợp này nhé.
Đặc điểm nổi bật của chất liệu cao su EPDM
Chất liệu cao su EPDM có nhiều đặc điểm nổi bật, bao gồm:
- Tính đàn hồi và độ bền cao: Có thể chịu được áp lực, va đập và kéo căng mà không bị hư hỏng.
- Khả năng chịu lại thời tiết và tác động của các chất hóa học: Có khả năng chống chịu lại thời tiết và các chất hóa học, bao gồm các chất axit, kiềm, dầu mỡ, và nước biển.
- Chịu được môi trường có điều kiện nhiệt độ làm việc cao: Với dải nhiệt độ hoạt động mà loại chất liệu này có thể chịu được lên đến 120 độ C giúp cho đây là một loại chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay
- Tính linh hoạt và dễ gia công: Dễ dàng được gia công và sản xuất thành các sản phẩm đa dạng như gioăng, ống đệm, băng dính, đệm làm kín oring gasket cao su lồng khe cửa,…
- Tính cách điện tốt: Có tính cách điện tốt, được sử dụng trong các ứng dụng điện tử và điện lực.
- Có độ co giãn tốt: Là một trong những loại chất liệu có độ co giãn lên đến 600% cùng với phạm vi kéo giãn lên đến 2500 psi giúp làm giảm tác động vật thực vật kháng.
- Khối lượng nhẹ: Là một loại chất liệu có tỉ trọng thấp nhất so với hầu hết các loại cao su trên thị trường hiện nay với khối lượng chỉ khoảng 0.86g/cm3.
Ứng dụng của chất liệu cao su EPDM trên thị trường
Cao su EPDM được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng trên thị trường hiện nay, bao gồm:
- Ngành công nghiệp ô tô: Được sử dụng để sản xuất các linh kiện ô tô như gioăng cửa, ống nhiên liệu, bạc đạn cao su, lọc gió, và các bộ phận khác.
- Ngành công nghiệp xây dựng: Được sử dụng để sản xuất các sản phẩm xây dựng như tấm lót mái, tấm lót sàn, dải đệm cửa, tấm ốp tường, và các ống dẫn nước.
- Ngành công nghiệp dầu khí: Được sử dụng để sản xuất các ống dẫn dầu, khí, và nước, các ống giảm chấn và các linh kiện khác trong ngành dầu khí.
- Ngành công nghiệp điện: Được sử dụng để sản xuất các bộ phận điện như bộ phận cách điện, ống cáp, và các linh kiện khác trong ngành công nghiệp điện.
- Ngành công nghiệp hàng hải: Được sử dụng để sản xuất các sản phẩm liên quan đến hàng hải như gioăng cửa tàu, ống dẫn nước, và các sản phẩm cao su khác.
- Các sản phẩm gia dụng và thiết bị điện tử: Được sử dụng để sản xuất các sản phẩm gia dụng như tấm lót máy giặt, gioăng tủ lạnh, và các sản phẩm điện tử như phím bấm và các ống giảm chấn.
- Lĩnh vực van công nghiệp: Được sử dụng để tạo ra những thiết bị có khả năng ngăn chặn rò rỉ lưu chất như gioăng, đệm làm kiến trong các dòng van bướm, van bi, van cổng,…
Bên cạnh đó chất liệu này còn được sử dụng để chế tạo nên các khớp nối cao su giúp kết nối các bộ phận của van lại với nhau một cách chắc chắn. Ngoài ra loại chất liệu này còn được sử dụng để chế tạo và sản xuất ra nhiều dụng cụ với nhiều ứng dụng khác nhau như:
- Thảm cao su EPDM
- Sàn cao su EPDM
- Gioăng cao su EPDM
- Gạch cao su EPDM
- Gioăng làm kín mặt bích
Một số lưu ý khi lựa chọn cũng như sử dụng cao su EPDM
Với những đặc điểm nổi bật cùng với những ứng dụng ở phần bên trên cho chúng ta thấy rằng đây làm một chất liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn cũng như sử dụng những sản phẩm từ chất liệu này sao cho đảm bảo an toàn nhất thì chúng ta cần phản nên lưu ý khá là nhiều.
Ngay sau đây, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng tham khảo một số lưu ý nho nhỏ về loại chất liệu cao su EPDM này trước khi đưa ra quyết chọn mua và sử dụng chúng.
Lưu ý khi lựa chọn cao su EPDM
Khi lựa chọn cao su EPDM, cần lưu ý một số yếu tố sau đây để đảm bảo được chất lượng và hiệu suất tối ưu:
- Độ cứng: Độ cứng của cao su có thể được điều chỉnh để phù hợp với các ứng dụng khác nhau nên lựa chọn độ cứng phù hợp với môi trường và ứng dụng sử dụng.
- Độ dày: Độ dày của cao su EPDM cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng đàn hồi và độ bền của vật liệu. Nên lựa chọn độ dày phù hợp với ứng dụng sử dụng.
- Độ chịu nhiệt: Có khả năng chịu nhiệt tốt, tuy nhiên, nên lựa chọn vật liệu có độ chịu nhiệt phù hợp với môi trường và nhiệt độ hoạt động.
- Khả năng chống dầu và hóa chất: Có khả năng chống dầu và hóa chất tốt, tuy nhiên, nên lựa chọn vật liệu có khả năng chống lại các hóa chất và dầu mỡ được sử dụng trong môi trường và ứng dụng sử dụng.
- Độ bền: Nên lựa chọn cao su từ những nhà sản xuất uy tín và chất lượng cao để đảm bảo được độ bền và hiệu suất tối ưu.
Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ cao su EPDM
Khi sử dụng các sản phẩm từ chất liệu cao su EPDM, cần lưu ý một số yếu tố sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối ưu:
- Kiểm tra chất lượng: Trước khi sử dụng sản phẩm từ chất liệu này, cần kiểm tra chất lượng của sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
- Lưu trữ sản phẩm đúng cách: Sản phẩm từ cao su EPDM cần được lưu trữ ở một nơi khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các chất gây ăn mòn. Nên lưu trữ sản phẩm ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để tránh làm giảm độ bền và hiệu suất của sản phẩm.
- Sử dụng sản phẩm đúng cách: Tránh sử dụng sản phẩm từ EPDM vượt quá giới hạn độ dày, độ cứng và nhiệt độ mà sản phẩm được thiết kế để sử dụng. Nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối ưu.
- Bảo trì sản phẩm đúng cách: Sản phẩm từ cao su cần được bảo trì đúng cách để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất tối ưu. Nên sử dụng các sản phẩm bảo trì được khuyến cáo bởi nhà sản xuất sản phẩm.
- Kiểm tra định kỳ: Định kỳ kiểm tra sản phẩm từ chất liệu này để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, và để phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra và ngăn chặn sự cố.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chất liệu cao su EPDM – một trong những loại cao su được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Được biết đến nhờ vào những đặc tính vượt trội của nó như bền, đàn hồi tốt, chất liệu này dần thay thế cho cao su silicone và đã trở thành một lựa chọn ưa chuộng cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Nếu như các bạn đang co nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ chất liệu này như gioăng cao su hay những thiết bị có thiết kế đệm cao cao su bên trong như van bướm, van bi,… Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi, đảm bảo sản phẩm chúng tôi cung cấp sẽ làm cho các bạn cảm thấy hài lòng về chất lượng cũng như giá cả cung cấp.