Lò hơi là gì

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Lò hơi là gì? Lò hơi có tên tiếng anh là ” Boiler “, là một trong những thiết bị được dùng trong hệ thống hơi nước, hơi nóng. Chắc hẳn các bạn ít nhiều cũng đã nghe đến chúng, nhưng bạn đã hiểu về thiết bị này chưa?

Sau đây, mời quý vị cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về lò hơi, các loại nồi hơi. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và ứng dụng của nó trong thực tế nhé!

lò hơi

Tìm hiểu lò hơi là gì

Lò hơi – nồi hơi là những thiết bị sử dụng trong hệ thống để sản xuất hơi nước. Hơi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện, sản xuất thực phẩm, sản xuất giấy và dệt may,…

Bản thân nó là một thiết bị chứa nước và nhiên liệu đốt để sản xuất hơi. Nước hay lưu chất được đun sôi trong lò hơi và tạo ra hơi. Các loại lò hơi bao gồm lò hơi đốt dầu, đốt than, đốt gas và nhiều loại lò hơi khác.

Ngoài ra, nồi hơi thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất điện, nhà máy xi măng. Nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, nhà máy là ủi, dệt nhuộm, may mặc và nhiều ngành công nghiệp khác. Chúng có đa dạng kích thước và công suất khác nhau để phù hợp với hầu hết các nhu cầu sản xuất ngày nay.

Lò hơi công nghiệp

Lò hơi công nghiệp là một thiết bị sử dụng trong các quá trình sản xuất liên quan đến ngành công nghiệp để tạo ra hơi nước. Các loại lò công nghiệp thường được thiết kế để chịu áp suất và nhiệt độ cao, giúp giữ hơi nước ở mức độ lớn và ổn định.

Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất như năng lượng điện, sản xuất giấy, dệt may, chế biến thực phẩm, hóa chất… Các loại lò hơi công nghiệp bao gồm lò hơi đốt dầu, đốt than, đốt gas, điện…

Một số tính năng của nồi hơi công nghiệp bao gồm :

  • khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao, tự động hóa để điều chỉnh quá trình sản xuất.
  • Tiết kiệm năng lượng và thời gian sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
  • Khả năng sản xuất hơi nước với chất lượng cao và ổn định.

Lò hơi điện

Trong công nghiệp sử dụng điện để sản xuất hơi nước thay vì sử dụng nhiên liệu đốt như đốt dầu, than hoặc gas. Người ta thay thế bằng cách sử dụng nguồn điện để làm nóng nước trong lò, tạo ra hơi nước trong quá trình đó.

Lò hơi điện chủ yếu được dừng trong các ngành công nghiệp có yêu cầu về sạch và an toàn. Ví dụ như trong sản xuất thực phẩm, dược phẩm, điện tử, giấy và chất lỏng. Nó cũng được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp nhỏ hơn như trong các phòng tắm hơi. Hay trong sản xuất mặt hàng thiết yếu lắp đặt tại nhà riêng, gia đình.

Một số lợi thế của lò hơi điện bao gồm :

  • Tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì hơn so với các loại lò sử dụng nhiên liệu đốt.
  • Không gây ô nhiễm môi trường do không thải khí thải độc hại.
  • Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và áp suất, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hơi nước với chất lượng và kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, lò hơi điện cần một nguồn điện ổn định và đủ mạnh để hoạt động hiệu quả, bền bỉ, linh hoạt.

Lò hơi đốt dầu

Là một loại lò sản xuất hơi, sử dụng dầu nhiên liệu khí đốt. Trong quá trình hoạt động này, dầu được đốt trong lò để làm nóng nước trong bồn. Cuối cùng, tạo ra hơi nước để sử dụng trong các quy trình công nghiệp.

Chúng hầu hết được sử dụng trong các ngành sản xuất như luyện kim, chế biến hóa chất, sản xuất giấy, chế tạo đồng hồ. Và trong ngành sản xuất thực phẩm, y tế, nông nghiệp… Nó có thể làm việc ở áp suất và nhiệt độ cao, dễ dàng đáp ứng nhu cầu sản sinh hơi nước ở mức độ lớn, ổn định.

Một số ưu điểm của lò hơi đốt dầu như :

  • Khả năng sản xuất hơi nước với áp lực và nhiệt độ cao, giữ ở mức độ lớn và ổn định.
  • Khả năng điều chỉnh nhiệt độ và áp suất trong quá trình sản xuất, đáp ứng được yêu cầu cần của các quy trình công nghiệp.

Nhược điểm của lò hơi đốt dầu là :

  • Cần phải được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động.
  • Trong quá trình họat động của lò sẽ tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Van lò hơi

Van lò hơi hay còn gọi là van an toàn – là một thiết bị an toàn được sử dụng trong hệ thống nồi hơi. Mục đích để bảo vệ thiết bị khỏi những tình huống nguy hiểm như quá tải, quá áp, quá nhiệt. Và một số sự cố khác có thể xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống lò.

Van này giúp kiểm soát và giảm áp suất trong lò, giúp đảm bảo an toàn cũng như hiệu suất trong quá trình sản sinh hơi nước.

Van lò hơi bao gồm một số loại, thường gặp và sử dụng rộng rãi nhất là :

  • Van an toàn, có công dụng giảm áp suất trong lò khi áp suất vượt quá mức cho phép.
  • Van giảm áp, có chức năng giảm áp suất trong nồi hơi.
  • Van điều khiển, có tác dụng điều khiển áp suất và lưu lượng của hơi nước trong hệ thống.
  • Van chống trở lực, được sử dụng với mục đích kiểm soát dòng chảy của hơi nước trong lò.

Các van được thiết kế, chế tạo nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn và hiệu suất của hệ thống hơi. Do đó, trong quá trình sử dụng, chúng cần được kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Đây là một trong những cách đảm bảo sự an toàn, hiệu quả vận hành hệ thống.

van-lo-hoi

Lò hơi để làm gì

Nó được xem là một thiết bị công nghiệp được sử dụng để sản xuất hơi nước. Ứng dụng trong nhiều quy trình khác nhau, Công dụng của nó là dùng để :

  • Sản xuất điện năng, thông qua quá trình tạo ra hơi nước để vận hành các turbine hơi sản xuất điện. Thường gặp trong các nhà máy nhiệt điện.
  • Sản xuất giấy, nhờ khả năng tạo ra hơi nước nên nó không thể thiếu trong quá trình làm ra giấy viết. Hay các loại giấy dùng trong sinh hoạt hàng ngày như giấy ăn, giấy đa năng,…
  • Sản xuất hóa chất trong dây chuyền tạo ra các sản phẩm như : thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
  • Góp phần trong quá trình sản xuất thực phẩm, thức ăn đóng hộp, đồ uống, thức ăn sẵn, chất phụ gia,…
  • Nó cũng ứng dụng trong hệ thống sưởi ấm như trong các tòa nhà, nhà xưởng, kho bãi… Nhất là tại các nước xứ lạnh, có mùa đông khắc nghiệt, thường có nhiệt độ âm.
  • Chúng có công dụng khử trùng và vệ sinh cho các nơi, địa điểm, khu vực. Chẳng hạn như bệnh viện, phòng mổ, nhà máy chế biến thực phẩm,…
  • Thiết bị này có vai trò quan trọng trong sản xuất dầu khí, khi đó hơi nước sẽ được dùng để điều chế dầu khí.
  • Cuối cùng, người ta dùng nó trong hoạt động nghiên cứu và thí nghiệm. Nó là một trong những quá trình để tạo ra hơi nước phục vụ thí nghiệm.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi

Cấu tạo chung của lò hơi

Cấu tạo chung của lò hơi bao gồm các thành phần chính sau:

  • Thân lò : Là bộ phận chính có chức năng chứa nước và hơi nước được sản xuất. Thân nồi đa phần làm bằng thép và được bảo vệ bên ngoài bằng vật liệu cách nhiệt. Mục đích để giữ nhiệt trong quá trình sản xuất hơi nước.
  • Bộ đốt: Là nơi đốt cháy nhiên liệu (như dầu, khí, than, gỗ,..). Bộ đốt có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào loại nhiên liệu được sử dụng và công suất của lò.
  • Hệ thống nước: Bao gồm các bộ phận để cung cấp nước và điều khiển lưu lượng nước đi vào. Hệ thống nước cũng bao gồm các bộ phận để thu hồi nước từ quá trình sản xuất hơi nước. Sau đó, đưa nó trở lại trong quá trình sản xuất tiếp theo.
  • Hệ thống khí: Là bộ phận cung cấp khí cho quá trình đốt nhiên liệu trong bộ đốt. Giúp tạo ra nhiệt lượng cần thiết để sản xuất hơi. Hệ thống khí cũng có vai trò kiểm soát lượng khí được điều khiển đi vào trong lò.
  • Hệ thống đường ống và van: dùng để kết nối các bộ phận của lò hơi với nhau. Hay nói cách khác hệ thống đường ống và van giúp điều khiển. Kiểm soát lưu lượng nước và khí trong lò.
  • Hệ thống điều khiển và an toàn :Hệ thống này bao gồm các bộ phận như bảng điều khiển, cảm biến, van an toàn. Và nhiều thiết bị an toàn khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sản xuất hơi nước.

cau-tao-lo-hoi

Nguyên tắc làm việc lò hơi

Nguyên tắc làm việc của lò hơi dựa trên việc chuyển đổi năng lượng nhiệt từ nhiên liệu như dầu, khí, than, gỗ,..  Hay điện sang năng lượng nhiệt của hơi nước. Quá trình chuyển đổi này diễn ra thông qua các bước sau:

  • Bước 1 : Nhiên liệu được đốt trong bộ đốt, tạo ra nhiệt lượng và khí thải.
  • Bước 2 : Khí thải và không khí được đưa vào bên trong thân nồi, thân lò qua hệ thống đường ống và van.
  • Bước 3 : Nước được cấp vào thông qua hệ thống nước và được lưu chuyển trong thân lò hơi.
  • Bước 4 : Nhiệt lượng sinh ra được truyền vào nước trong thân lò, khiến cho nước nóng lên và biến thành hơi nước.
  • Bước 5 : Nhiệt lượng Hơi nước được thu hồi và đưa vào hệ thống sản xuất điện. Làm việc trong các máy móc, thiết bị công nghiệp hoặc cung cấp nhiệt cho các ứng dụng khác.
  • Bước 6 : Xử lý khí thải. Khí thải sau quá trình đốt nhiên liệu được xử lý bằng các thiết bị khử trùng, khử mùi. Sau quá trình xử lý đạt chuẩn rồi mới đưa ra môi trường bên ngoài.

Đối với nồi hơi điện, năng lượng điện được cung cấp vào bộ đốt để tạo ra nhiệt lượng cần thiết. Sau đó, quá trình chuyển đổi năng lượng nhiệt thành hơi nước. Diễn ra tương tự như trong lò hơi đốt nhiên liệu khác.

Lưu ý, trong quá trình hoạt động, các thiết bị điều khiển an toàn trong lò hơi sẽ kiểm soát lưu lượng nước, khí. Và nhiên liệu để đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất hơi nước.

Ưu điểm & nhược điểm của nồi hơi

Ưu điểm nồi hơi

Lò hơi là một thiết bị sử dụng nhiên liệu đốt than, đốt dầu hoặc đốt khí để tạo ra hơi nước nóng, hơi nước bão hòa. Chuyên phục vụ trong quá trình sản xuất hay cung cấp năng lượng. Sau đây là một số ưu điểm có lợi của thiết bị này :

  • Hiệu suất làm việc cao, giúp tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành.
  • Có ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện đại. Nhiều nhất là trong ngành công nghiệp như giấy, dệt may, thực phẩm và đồ uống, hóa chất, điện tử, y tế…
  • Mang lại độ tin cậy cao : chúng được thiết kế để hoạt động liên tục trong nhiều giờ đồng hồ mà không gặp sự cố đáng kể.
  • Thiết bị dễ vận hành hay điều khiển một cách dễ dàng bằng cách sử dụng các bộ điều khiển tự động hiện đại.
  • Sản phẩm an toàn nhờ trang bị các hệ thống an toàn. Hỗ trợ việc vận hành an toàn, bao gồm các cảm biến áp suất, van an toàn. Bảo vệ quá áp suất, hệ thống báo cháy,…
  • Nồi hơi hiện đại được thiết kế để giảm thiểu khí thải và ô nhiễm, giúp bảo vệ môi trường trong sạch hơn.

Nhược điểm của nồi hơi

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng có một số nhược điểm sau:

  • Có thể gây ra các tai nạn nghiêm trọng nếu không được vận hành hoặc bảo trì đúng cách.
  • Một số lò hơi có thể gây ra tiếng ồn và rung động, gây khó chịu và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Chúng hoạt động cần sử dụng nhiên liệu như đốt than, dầu hoặc khí đốt. Do đó, gây ra khói, khí thải, góp phần vào ô nhiễm môi trường.
  • Nó có chi phí đầu tư và bảo trì cao, đặc biệt là với các lò hơi công suất lớn.
  • Lò hơi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những người làm việc trực tiếp.

nhược điểm của nồi hơi

Ứng dụng thực tế của nồi hơi hiện nay

Nồi hơi là một thiết bị có vai trò quan trọng trong đời sống và các ngành công nghiệp hiện nay. Những ứng dụng tiêu biểu trong đời sống và công nghiệp có thể kể đến như sau:

  • Được sử dụng để tạo ra hơi nước, góp phần sản xuất điện. Các loại lò được sử dụng trong ngành sản xuất điện bao gồm lò hơi điện, đốt dầu, đốt than và khí.
  • Thiết bị cũng được sử dụng để sản xuất hơi nước trong các ngành công nghiệp khác. Điển hình như sản xuất giấy, sản xuất dược phẩm, sản xuất thực phẩm, đồ uống. Hay trong các hệ thống sưởi ấm.
  • Nó được dùng để sản xuất hơi nước nóng trong các ứng dụng khác nhau. Bao gồm suối nước nóng, xông hơi, tắm nóng sưởi ấm nhà cửa… Và làm ấm nước trong hệ thống tưới tiêu ở các nguồn nước bị đóng băng.
  • Ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm hóa chất như axit, kiềm, chất tẩy rửa và chất oxy hóa.
  • Lò hơi được sử dụng để tạo hơi nước để sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm và đồ uống như bia, rượu, sữa, nước giải khát, đồ ngọt.
  • Chúng góp mặt rộng rãi trong Công nghiệp dầu khí. Và để xử lý các chất thải trong quá trình khai thác dầu khí.
  • Ứng dụng mạnh mẽ trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống dành cho con người. Vật nuôi, gia súc, gia cầm, thủy hải sản, nuôi cá,…
  • Đặc biệt, lò hơi được ứng dụng nhiều ở hệ thống sưởi ấm và điều hòa không khí. Nổi bật như tại hệ thống sưởi ấm, điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà, khu công nghiệp.

Liên hệ giữa lò hơi và van công nghiệp

Như phần trên của bài viết chúng ta đã đề cập. Để giữ an toàn và ổn định hiệu suất trong hệ thống lò hơi. Ta nhất định phải lắp đặt thêm một số các dòng van công nghiệp như :

  • Van an toàn, van giảm áp, van điều khiển, van chặn,…

Ngoài ra, trong hệ thống lò hơi, nồi hơi. Các loại van công nghiệp khác cũng được ứng dụng để điều khiển dòng chảy của chất lỏng và khí. Ví dụ thường thấy nhất là :

  • Van bi tên tiếng anh ball valve : Van này được thiết kế với một quả bi rỗng có thể quay để mở/ đóng dòng chảy.
  • Van bướm hay còn gọi butterfly valve : Được thiết kế dạng đĩa dẹt, xoay một góc 90 độ đề đóng/mở lưu chất.
  • Van cổng – gate valve
  • Van một chiều – one-way valve
  • Van lọc y – strainer valve

Các loại van này có thể được sử dụng đơn lẻ. Hoặc kết hợp với nhau để tạo ra một hệ thống van phức tạp. Có chức năng điều khiển dòng chảy trong hệ thống lò hơi.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về lò hơi. Hay đang quan tâm, tìm mua các sản phẩm van công nghiệp. Vui lòng liên hệ với Công ty TNHH TM & XNK HT Việt Nam. Qua số hotline : 0981 625 647 gặp Mr. Hoan để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể miễn phí.

Xin trân trọng cảm ơn!

van dieu khien dien - ht
van dieu khien dien – ht
Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×