Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023
DN là gì? Trong tiếng Pháp DN là viết tắt của Nominal Diameter dịch sang tiếng Việt là kích thước ống danh định hay đường kính danh nghĩa.
Hệ DN tuân thủ các Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) và có thể áp dụng cho tất cả hệ thống ống nước, khí tự nhiên, dầu nóng và đường ống được sử dụng trong các tòa nhà. DN đảm bảo dự án sẽ có một liên kết nhất quán với hệ thống của nó.
Tại Việt Nam, ta dễ dàng dựa vào DN để biết được kích thước đường ống Phi bằng bao nhiêu. Nhờ đó, lựa chọn được các ống và thiết bị lắp đặt liên quan một cách chính xác, trùng khớp, không sai lệch.
Sau đây, mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm DN, lịch sử ra đời của nó, cách đo…và nhiều thông tin bổ ích xung quanh nó nhé!
Khái niệm DN là gì
DN là kích thước đường kính lòng ống bên trong của ống dẫn. Được tính tròn theo đơn vị mm hoặc inch.
DN có dải kích thước được phân cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như : DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150,…kích cỡ của nó có thể lên đến DN 2000 và lớn hơn DN2000.
Sự ra đời của đường kính danh nghĩa
Trước năm 1927, hiệp hội tiêu chuẩn Mỹ đã thành lập một ủy ban nhằm mục đích tiêu chuẩn hóa kích thước của ống thép rèn và ống sắt rèn. Một số khái niệm của bề dày ống được tiêu chuấn hóa như tiêu chuẩn khối lượng ống, ống rất cứng và ống siêu cứng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó 3 loại tiêu chuẩn ống này không được áp dụng trong thực tế vì độ chính xác chưa cao.
Đến tháng 3 năm 1927, Ủy ban này đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống chỉ số danh định để nêu rõ độ dày của đường ống. Kể từ đây các loại ống được phân chia ra làm nhiều loại khác nhau gồm có : kích thước lòng ống bên trong, kích thước đường ống bên ngoài và độ dày của thành ống. Thế nhưng nó vẫn chưa đạt được độ chính xác cao như kỳ vọng.
Từ khi các chỉ số định danh được lập ra, tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều phiên bản bổ sung và cải tiến. Nhờ sự nỗ lực không ngừng, chúng ta đã tìm kiếm, thống nhất với nhau để cho ra đời các thông số kỹ thuật chung. Tiêu biểu là DN, ngoài ra còn có Phi, Inches…
Xem thêm : PN là gì | Công dụng ý nghĩa PN đối với ngành nước
Mối quan hệ giữa DN và phi
Để giải thích rõ nhất về mối quan hệ giữa DN và Phi, bạn hãy quan sát bảng sau :
Qua đây, ta thấy được nếu bạn biết một trong hai thông số là DN hoặc Phi thì dễ dàng tìm ra thông số còn lại nhờ vào bảng quy đổi tiêu chuẩn này. Khi bạn biết biết được DN sẽ tìm được kích thước đường ống bên ngoài, ngược lại nếu bạn biết được Phi thì sẽ tìm được kích thước chính xác của lòng ống bên trong.
Cụ thể : Phi = DN + độ dày của ống
Trong đó : Phi là đường kính toàn bộ ống
DN là đường kính bên trong lòng ống
Cách đo DN, Phi
Mỗi hệ thống sẽ thích hợp với từng loại ống cấp nước và các thiết bị khác nhau. Vì vậy, việc tính toán, lựa chọn đường kính danh nghĩa chính xác là việc làm cần thiết đối với chủ nhà, doanh nghiệp và cả đơn vị thi công.
Chọn đúng đường kính ống với từng khu vực sẽ giúp tốc độ nước chảy nhanh, mạnh và đều đặn hơn. Loại bỏ được tình trạng tắc nghẽn, ống chảy không ổn định…Nếu bạn đầu tư cho việc thiết kế, tính toán đường ống danh nghĩa thì lợi ích bạn nhận được sẽ là tiết kiệm chi phí mua vật tư, tiết kiệm chi phí nhân công lắp đặt.
Vì vậy, việc bạn lựa chọn sản phẩm có thông số kỹ thuật DN chính xác có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc đầu tiên bạn cần làm là tiến hành đo. Bạn hãy dùng thước dây có đơn vị là mm để đo lòng ống, bạn đo đc bao nhiêu mm thì tương ứng với DN là bấy nhiêu. Sau đó, tra bảng quy đổi kích thước tiêu chuẩn để tìm ra các thông số còn lại. Đối với Phi, bạn dùng thước dây và tiến hành đo tương tự như với DN. Tuy nhiên DN là đo lòng ống bên trong, còn Phi là đo đường kính ống bên ngoài.
Xem thêm : Công suất điện | Ký hiệu và công thức tính Công suất điện
Vai trò của thông số DN
Trong các ngành công nghiệp hiện nay, thông số DN không còn xa lạ. Ta có thể bắt gặp nó trong các sản phẩm thiết bị máy móc tại nhà máy, doanh nghiệp…Nó như một thông số cố định giúp con người lựa chọn sản phẩm phù hợp có độ tương thích cao, hạn chế nhầm lẫn, sai sót tối đa nhất.
Do đó, ta khẳng định DN có vai trò quan trọng, nó hỗ trợ con người trong việc sản xuất, lựa chọn kích cỡ các sản phẩm theo một tiêu chuẩn chung, đồng nhất.
Ứng dụng DN trong thực tế
Chúng ta thường sử dụng ký hiệu DN vào trong sản xuất và gắn kèm với tên của sản phẩm, chức năng, nhận dạng, phân loại các ống có kích thước khác nhau. Nó có thể không chính xác tuyệt đối 100% nhưng trong phạm vị của sản phẩm đó vẫn có thể tương ứng với một số lượng lớn các kích thước, đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn hóa cao.
Đó là lý do DN được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, và nhiều nhất là trong hệ thống, vật tư thiết bị ngành nước.
Trong ngành nước
Chắc hẳn, các sản phẩm trang thiết bị như vòi nước, van nước, ống dẫn nước, đồng hồ đo nước, công tơ nước, đồng hồ đo áp suất,…đã rất gần gũi với chúng ta. Bạn biết không, mỗi dòng sản phẩm được kể trên đều được sản xuất theo một quy trình chung và tuân thủ theo các thông sô thiết kế theo kích thước, độ dài, chất liệu,…
Mục đích của nó là phân loại từng sản phẩm theo kích cỡ, công dụng, môi trường làm việc, nơi lắp đặt. Nhờ vậy, ta có thể yên tâm chọn đúng sản phẩm mà không cần lắp đặt trực tiếp.
Các sản phẩm sử dụng thông số DN
Như bài viết chúng tôi đã đề cập, DN là một trong những thông số quan trọng trong nhiều ngành sản xuất, tiêu biểu là ngành nước. Một số sản phẩm được gắn liền với DN có thể kể đến như :
- Van bướm điều khiển khí nén
- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm tay quay
- van bướm tay gạt
- Van bướm Hàn Quốc
- Van bướm Đài Loan
- Đồng hồ nước điện tử
- Đồng hồ nước điện từ
- Đồng hồ nước điện tử Sence
- Đồng hồ nước Woteck
Kết luận chung
Tại Việt Nam, chúng ta thường sử dụng ký hiệu DN để chỉ dường kính danh nghĩa hay kích thước đường ống danh định. Trong sản xuất, gia công sản phẩm, trang thiết bị..DN được xem là thông số gắn với tên sản phẩm có chức năng nhận dạng, phân loại ống theo từng kích cỡ khác nhau. Kích thước đường ống danh định có thể không trùng khớp 100% với tất cả các loại kích thước nhưng trong phạm vi của sản phẩm đó thì vẫn có thể tương ứng với đa số các kích thước khác và dung sai được tiêu chuẩn hóa cao.
Vì thế, đây được xem như một căn cứ tiêu chuẩn mà công trình vận dụng, đáp ứng yêu cầu về áp suất làm việc, loại chất đi trong ống, môi trường sử dụng…Qua khảo sát thực tế, nó được sử dụng rộng rãi và mang lại lợi ích cực cao trong đời sống.