Sự khác biệt giữa van bướm và van cổng

Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023

Van bướm và van cổng là 2 dòng van được sử dụng phổ biến và rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên sự khác nhau giữa 2 dòng van này thì không phải tất cả đều nắm được. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và chi tiết hơn về sự khác biệt giữa van bướm và van cổng.

Giới thiệu về 2 dòng van cổng và van bướm

 Van cổng là gì

Van cổng hay còn được gọi là van cửa, van chặn tiếng anh là gate valve. Là dòng van với thiết kế đĩa van hoạt động nâng lên hạ xuống để đóng mở dòng chảy. Hình dáng đĩa van hoạt động giống như cánh cửa nên van được gọi là van cổng, van cửa..

Van thường được lắp đặt trên hệ thống ở vị trí đầu hoặc cuối hệ thống nhằm thực hiện mọi thao tác đóng mở một cách phù hợp và hiệu quả hơn.

van cổng

 Van bướm là gì

Van bướm (Butterfly Valve) hay còn được gọi là van đĩa, van cánh bướm. Là dòng van được biết đến khá là phổ biến hiện nay trên thị trường. Với thiết kế đĩa van hình tròn cánh bướm bên van được gọi là van bướm.

Van được chế tạo từ nhiều dòng vật liệu khác nhau, phù hợp lắp đặt cho các hệ thống đa dạng khác nhau.

van bướm

Một số tên gọi khác của van cổng:

Sự khác biệt của van bướm và van cổng

 Giống nhau

– Đều là van sử dụng lắp đặt cho nhiệm vụ đóng mở dòng chảy là chủ yếu.

– Vị trí lắp đặt van trên hệ thống cũng khá giống nhau. Đều nên đặt ở đầu hoặc cuối hệ thống, đường ống, các điểm xả…

– Kết nối với đường ống cùng là kiểu kết nối đa mặt bích.

– Lắp đặt phù hợp ở các môi trường khác nhau. Bởi các vật liệu chế tạo van tương đương nhau.

– Van đều không phù hợp cho vị trí điều tiết. Bởi dòng chảy đi qua đĩa van đều tạo ra áp lực đáng kể.

van bướm van cổng

 Khác nhau

 1. Van cổng

  • Chỉ có dạng điều khiển cơ học bằng tay quay.
  • Đĩa van không nằm trong dòng lưu chất khi ở trạng thái mở hoàn toàn.
  • Thiết kế van khá nặng và cồng kềnh.
  • Có các kích thước nhỏ với kết nối đuồng ống theo dạng ren.
  • Thiêt kế kết nối mặt bích và phải kết nối đúng tiêu chuẩn.

 2. Van bướm

  1. Ngoài điều khiển hoạt động bằng tay quay thì van còn được điều khiển bằng tay gạt.
  2. Thiết kế van gọn gàng và nhẹ hơn rất nhiều.
  3. Van khi ở trạn thái mở hoàn toàn thì đĩa van nằm hoàn toàn trong dòng chảy. và khả năng bị mài mòn là cao hơn.
  4. Van không có kết nối ren.
  5. Van bướm lắp đặt phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn mặt bích.
  6. Kích thước nhỏ nhất của van được sử dụng hiện nay là DN40.

Thôn tin trên chúng tôi chuyền tải đến các bạn là chính từ kinh nghiệm lâu năm mà tôi đúc kết lại. Nếu các bạn đọc còn cảm thấy có những thiếu sót hay cần sự điều chỉnh vui lòng góp ý với chúng tôi theo địa chỉ

Xem thêm: Van giảm áp là gì – Pressure reducing valve

Nguyên lí làm việc của 2 dòng van?

Van bướm và van cổng đều có chung nguyên lí làm việc đó là đóng mở lưu chất tại vị trí làm việc của van. Thông qua bộ điều khiển để thực hiện quá trình đóng mở này.

Các thương hiệu van nổi tiếng hiện nay?

Để có thể đảm bảo được hiệu quả làm việc, tuổi thọ của van trong quá trình làm việc quý khách hàng nên lựa chon cẩn thận từng sản phẩm cho hệ thống, ví dụ như về thương hiệu sản xuất, vật liệu, thông số kỹ thuật của van. Một số thương hiệu đảm bảo được các điều trên mà giá thành hợp lí như: Samwoo valves – Hàn Quốc, AMG valves – Malaysia, Kitz valves – Nhật Bản…

Hiện tượng tụt giảm áp có xuất hiện trên hệ thống?

Là dòng van đóng mở hoàn toan nên sự tụt giảm áp suất cũng như vận tốc của lưu chất khi đi qua vị trí làm việc của lưu chất là điều khó có thể xảy ra.
Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×