Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023
Giới thiệu về van điện và van khí nén
Van điều khiển điện là gì
Van điều khiển điện là dòng van được điều khiển vận hành hoàn toàn tự động bằng bộ điện. Giúp thay thế hoàn toàn mọi thao tác thủ công hoạt động bằng tay thông thường. Sử dụng nguồn điện áp phổ thông là 24V, 220V, 380V để vận hành hoạt động van.Sau đây là so sánh van điện và van khí nen sẽ giúp quý khách cũng như bạn đọc có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm thích hợp cho hệ thống làm việc của mình.
Ưu nhược điểm của van điều khiển điện
a. Ưu điểm.
– Đóng mở tự động, chính xác, không phụ thuộc bất kỳ vào thao tác ngoại lực nào.
– Tiết kiệm chi phí, nhân công vận hành hệ thống.
– Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống sản xuất chế biến yêu cầu chia tỉ lệ dòng lưu chất theo %
– Những vị trí lắp đặt ở trên cao, dưới sâu hay môi trường làm việc độc hại thì đây là sự lụa chọn phù hợp.
– Khả năng kháng nước, bụi đặt chuẩn IP67. Ngoài ra khả năng làm việc ở môi trường bên ngoài cũng rất tốt.
– Hoạt động ổn định, chính xác, không có hiện tượng rung lắc khi vận hành.
– Sử dụng nguồn điện áp phổ biến tại Việt Nam chúng ta là 24V, 220V, 380V. Dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
b. Nhược điểm.
– Chu trình đóng mở tương đối chậm (8 – 15s)
– Yêu cầu nguồn điện áp ổn định. Nếu điện áp không ổn định sẽ dễ dẫn đến sự cố như chập, cháy..
Van điều khiển khí nén là gì
Van điều khiển khí nén là dòng van được điều khiển vận hành hoàn toàn tự động bằng bộ điều khiển khí nén. Sử dụng áp lực khí nén đầu vào từ 3 – 8bar để vận hành van. Thay thế hoàn toàn mọi hoạt động thủ công bằng tay giúp tiết kiệm chi phí cũng như nhân công vận hành van.
Ưu nhược điểm của van điều khiển khí nén.
a. Ưu điểm.
- Đóng mở tự động, chính xác, không phụ thuộc bất kỳ vào thao tác ngoại lực nào.
- Tiết kiệm chi phí, nhân công vận hành hệ thống.
- Chu trình đóng mở tương đối nhanh. 1-2s cho 1 chu trình.
- Phù hợp lắp đặt cho các hệ thống sản xuất chế biến yêu cầu chia tỉ lệ dòng lưu chất theo %
- Những vị trí lắp đặt ở trên cao, dưới sâu hay môi trường làm việc độc hại thì đây là sự lựa chọn phù hợp.
- Khả năng kháng nước, bụi đặt chuẩn IP67. Ngoài ra khả năng làm việc ở môi trường bên ngoài cũng rất tốt.
- Hoạt động ổn định, chính xác, không có hiện tượng rung lắc khi vận hành.
b. Nhược điểm.
- Phải có hệ thống máy nén khí mới lắp đặt sử dụng được.
- Thời gian đóng mở nhanh nên khi đang hoạt động đóng van sẽ có hiện tượng ép áp lực tại vị trí đĩa van.
Van điều khiển điện và van điều khiển khí nén có điểm giống và khác nhau gì
Điểm chung giống nhau
– Đều là van được vận hành hoạt động tự động. Thay thế mọi thao tác bằng tay thủ công.
– Bộ khí nén và bộ điện đều được sản xuất đạt tiêu chuẩn IP67 kháng bụi, nước.
– Sử dụng hiệu quả ở môi trường ngoài trời mà không ảnh hưởng đến mọi hoạt động của van.
– Đều được lắp đặt nhằm tăng tính tự động hóa, linh hoạt cho hệ thống van. Giúp giảm thiêu chi phí cũng như nhân công vận hành.
– Đều được công ty HT Việt Nam nhập khẩu trực tiếp phân phối ra thị trường với giá thành hấp dẫn nhất.
– Có thể điều tiết dong chảy chia theo tỉ lệ % chính xác.
Điểm khác nhau
Van điều khiển khí nén
– Thời gian đóng mở tương đôi nhanh. chỉ từ 1 – 2s cho 1 chu trình đóng mở.
– Chỉ sử dụng cho những nhà máy đã lắp đặt hệ thống máy nén khí mới hoạt động được.
– Tiếng ổn khi xả khí từ van khí nén lớn.
Van điều khiển điện
– Thời gian đóng mở chậm, 8 – 15s cho 1 chu trình đóng mở.
– Sử dụng nguồn điện áp phổ thông 24V, 220V, 380V nên việc lắp đặt dễ dàng ở mọi vị trí.
– Van hoạt động tương đối êm ái, tiếng ồn có nhưng không đáng kể.
– Giá thành của 2 loại van tự động này cũng khác nhau.
Nên sử dụng dòng van điều khiển tự động nào
Như đã có sự phân tích và so sánh ở trên chắc các bạn cũng nắm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của từng dòng van. Vậy chính vì thế mà tùy vào nhu cầu hệ thống của các bạn yêu cầu là gì mà có sự lựa chọn sao cho phù hợp và tránh lãng phí nhất.
Hy vọng các thông tin trên có thể giúp các bạn có được sự lựa chọn phù hợp với hệ thống của mình. Nếu như các bạn cần hỗ trợ tư vấn lắp đặt cho hệ thống của mình thì liên hệ với chúng tôi
>> Xem thêm liên quan ở đây:
– Van bướm điện
– Van bướm khí nén
Các hệ thống nên sử dụng van điều khiển tự động?
Đối với các hệ thống sử dụng lượng lớn van cơ, thường xuyên phải đóng mở van hay các vị trí cũng như lĩnh vực làm việc khó sử dụng nhân lực để đóng mở van thì đây là lựa chọn thích hợp nhất.
Có thể can thiệp vào trạng thái làm việc của van không?
Một số dòng van điều khiển hiện nay?
Bộ điều khiển điện và khí nén nên sử dụng trong môi trường nào?
Ví dụ như đối với bộ điều khiển điện thời gian đóng mở lâu hơn nhưng về độ chuẩn xác cũng như tuổi thọ của sản phẩm lâu hơn, nên được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực điều tiết, phân chia…
Đối với bộ khí nén thì lực đóng mở mạnh, thời gian đóng mở nhanh nên thích hợp với các hệ thống lưu chất lưu lượng lớn, dạng bột, xi măng.