Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023
Chắc hẳn các bạn đang phân vân về cách lắp đặt van bướm cho hệ thống của mình. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn cách lắp đặt chi tiết, chính xác nhất đối với tất cả các dòng van bướm.
Hãy đọc kỹ bài viết để được giải đáp thắc mắc của mình nhé.
Van bướm là gì
Van bướm là dòng van công nghiệp thiết kế có đĩa van hình tròn cánh bướm nên van được gọi là van bướm. Van lắp đặt phục vụ cho nhiệm vụ đóng mở dòng lưu chất là chất lỏng hoặc khí.
Được chế tạo từ nhiều dòng vật liệu khác nhau, phù hợp lắp đặt cho đa dạng hệ thống công trình công nghiệp hiện nay.
Xác định vị trí lắp đặt van bướm
Để đảm bảo hoạt động cho hệ thống một cách tốt nhất thì việc lắp đặt van ở vị trí nào cũng vô cùng quan trọng. Và chúng ta phải xác định vị trí phù hợp lắp đặt để không ảnh hưởng đến hệ thống.
- Đối với dòng lưu chất dạng bùn, chất thải mỏ, bột giấy, xi măng khô, (lưu chất có cặn hoặc hạt), lắp đặt van với cạnh đĩa dưới mở về hướng cuối đường ống.
- Đối với hệ thống có máy bơm ly tâm thì nên lắp đặt ngay sau máy bơm ly tâm.
- Nếu hệ thống có đoạn uốn cong thì nên lắp đặt ở ngay sau đoạn uống cong của hệ thống.
- Nằm sau khớp nối T của hệ thống.
- Hệ thống có côn thu thì nên lắp đặt phía sau côn thu đó.
Lưu ý và chuẩn bị trước khi lắp đặt van bướm
Lưu ý lắp đặt van bướm
– Trước khi lắp đặt đĩa van không được ở trạng thái đóng. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì nên mở van ở góc ¼. Bởi nếu van ở trạng thái đóng thì trong quá trình lắp đặt vòng đệm sẽ bó lấy đĩa van. Có thể xảy ra tình trạng hỏng van hoặc hở dòng lưu chất trong quá trình sử dụng.
– Van bướm có thể được lắp đặt trên đường ống ở mọi góc độ. Để bảo trì thuận tiện, không nên lắp đặt nó lộn ngược.
– Khi lắp đặt van bướm đảm bảo rằng bề mặt mặt bích và vòng cao su làm kín được đặt chính xác ở giữa. Các ốc vít được siết chặt và đều vì nếu lực siết vít không đều sẽ có tình trạng hở dòng lưu chất.
– Van có thể được lắp đặt theo bất kỳ hướng nào, tuy nhiên lắp theo chiều thẳng đứng là tốt nhất, đặc biệt đối với van có kích thước lớn hơn để giảm tải cho trục và bộ truyền động.
– Khi lắp đặt van trực tiếp vào máy bơm hoặc van khác, hãy lắp thêm miếng đệm hoặc một đoạn ngắn đường ống giữa chúng để đĩa van có thể đóng/mở dễ dàng.
– Đảm bảo mặt bích không bị cong vênh hoặc sai lệch của van bướm liên quan đến mặt bích. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự cố van bướm.
– Khi lắp đặt hoàn tất thì nên sơn phủ 1 lớp sơn chống gỉ lên các mối hàn. Đảm bảo mối hàn không bị han gỉ ở môi trường bên ngoài. Đảm bảo độ kín cao nhất cho van.
Khi lắp đặt van bướm cần chuẩn bị những gì
- Trước khi lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng để lắp đặt như Cờ lê, mổ lết, máy hàn, bulong – đai ốc, các khóa cần thiết.
- Sử dụng đường ống xịt khí xịt sạch các vật cản tại vị trí lắp đặt tiếp xúc giữa van với đường ống, sau đó lau sạch đảm bảo không có vật cản.
- Kiểm tra lại lần nữa thông số kỹ thuật van có phù hợp với hệ thống yêu cầu hay không.
- Kiểm tra tổng thể toàn bộ van xem các chi tiết của van có bị rạn nứt hay có vấn đề gì không. Nếu có phải lập tức loại bỏ, đảm bảo van lắp lên hệ thống phải đạt yêu cầu.
- Kiểm tra mặt bích kết nối giữa van và mặt bích kết nối với đường ống có cùng 1 tiêu chuẩn hay không.
Các bước lắp đặt van bướm
B1: Cho van vào giữa 2 mặt bích được lắp trên đường ống hệ thống. Căn chỉnh sao cho các lỗ trên thân van trùng với lỗ của mặt bích đường ống.
B2: Xỏ các bulong, đai ốc siết 2 mặt bích và van lại với nhau. Căn chỉnh sao cho đều phẳng tiếp xúc giữa van và mặt bích là tối đa nhất, đảm bảo không có độ vênh. Sau đó siết đều lực nhưng không cần siết quá chặt. Chỉ siết cố định.
B3: Hàn điểm để cố định các mặt bích lại trên hệ thống đường ống. Lưu ý không được hàn kéo. Tránh tình trạng làm hỏng van.
B4: Tháo các bulong – đai ốc để đưa van ra ngoài trước khi hàn kéo kín mặt bích với đường ống. Tuyệt đối không được để nguyên van khi hàn kéo vì nhiệt độ từ mối hàn sinh ra sẽ làm hỏng gioăng làm kín.
B5: Hàn kín mặt bích với đường ống. Đảm bảo độ kín khít cao nhất, kết nối chắc chắn nhất tránh tình trạng rò rỉ khi hoạt động. Sau đó đợi cho mối hàn nguội. Tuyệt đối không được dội nước hay xả dung dịch làm nguội vào mối hàn.
B6: Khi mối hàn đã nguội hoàn toàn. Chúng ta đưa van vào vị trí lắp đặt giữa 2 mặt bích, căn chỉnh, xỏ các bulong , đai ốc lại. Sau đó siết vừa tầm, đều lực, đối xứng ốc. Không cần quá chặt
B7: Thao tác đóng mở thủ công bằng tay xem hoạt động của van có ổn định hay không, có nghẹt hay không.
B8: Siết chặt các bulong, đai ốc kết nối, chú ý siết đều lực, đối xứng ốc để đảm bảo độ kín khít cao nhất. Không bị vênh tiếp xúc mặt bích.
B9: Kiểm tra các thao tác đóng mở của van, đảm bảo hoạt động ổn định trước khi đưa vào hoạt động thực tế.
Xem thêm: tiêu chuẩn mặt bích | ANSI – BS – DIN
Bảo quản van bướm
– Đối với các van chưa được lắp đặt hoặc tháo ra thay thế bảo trì. Thì chúng ta nên có cách thức lưu trữ phù hợp đảm bảo van không bị hỏng hóc do không hoạt động thường xuyên.
– Vận chuyển sắp xếp lưu trữ bảo quản nơi thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ.
– Nếu nơi lưu trữ có độ ẩm cao phải sử dụng cơ cấu sấy hoặc sưởi. Để tránh hơi nước ngưng tụ vào van.
– Trong quá trình vận chuyển và lưu trữ trung gian. Van không thể nằm ngoài phạm vi nhiệt độ -20 ° C và +60 ° C.
– Van phải được bảo quản trong trạng thái đóng hoàn toàn. Để bảo vệ van khỏi bụi và mảnh vụn có thể gây rò rỉ.
– Không tháo túi nhựa che thân van trước khi lắp đặt. Giữ trong một không gian thoáng mát, mát mẻ nếu lưu trữ trong một thời gian dài.
>>> Có thể bạn quan tâm: Van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén
Ở trên là hướng dẫn lắp đặt theo kinh nghiệm lâu năm của chúng tôi. Ngoài ra còn có phản hổi của các đơn vị chúng tôi cung cấp.
Hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được các bạn cho công tác lắp đặt. Nếu còn thắc mắc bất cứ điều gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi
Tên gọi van bướm từ đâu?
Một số lưu ý khi sử dụng van bướm trong hệ thống?
Van bướm là dạng van 2 chiều, có thể điều tiết được lưu chất nhưng hạn chế sử dụng chức năng này bởi có thể ảnh hưởng đến hình dạng và tuổi thọ của van.
Các bộ điều khiển của van bướm?
Với các dòng van kích cỡ từ DN40 – DN125 thì thường sử dụng dạng điều khiển cơ tay gạt.
Từ kích cỡ DN150 trở đi thường sử dụng bộ điều khiển tay quay để có thể dễ dàng đóng mở van hơn.
Ngoài ra đối với dạng điều khiển tự động có thể sử dụng hầu hết với các kích thước hiện nay của van.