Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023
Bảo trì van cổng là bước vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận hành, hoạt động của van đã lắp đặt trên hệ thống. Việc bảo trì, bảo dưỡng đúng cách và đúng thời gian sẽ đảm bảo được cho van có độ bền bỉ, đảm bảo hoạt động ổn định. Giúp giảm thiểu chi phí một cách vô cùng hiệu quả
Ngay sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách thức bảo trì bảo dưỡng van cổng đúng cách.
Van cổng là gì
Van cổng hay còn được gọi là van cửa, van chặn, ngoài ra còn có tên gọi phổ thông là Gate Valves. Là dòng van có nhiệm vụ chính là Đóng / Mở lưu chất chảy qua. Cánh van có cấu tạo giống như 1 cửa chạy lên chạy xuống nên cũng vì thế mà nó được gọi với cái tên van cồng, van cửa.
Van được sử dụng phổ biến và rộng rãi cho nhiều công trình hệ thống cấp thoát nước hiện nay. Đặc biệt là dòng chảy sẽ không bị ảnh hưởng khi đi qua van khi van ở trạng thái mở hoàn toàn. Chính vì thế áp lực sản sinh ra khi dòng chảy đi qua van gần như là không có. Đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng cũng như tuổi thọ của van.
Không nên sử dụng van cho nhiệm vụ điều tiết dòng chảy mà chỉ nên sử dụng cho việc Đóng/Mở hoàn toàn .
Những dòng van cổng hiện nay được sử dụng phổ biến trên thị trường có thể kể đến như:
Van cổng ty nổi.
Van cổng ty chìm.
Van cổng Samwoo – Hàn Quốc.
Van cổng AUT – Malaysia.
Van cổng điều khiển điện.
Van cổng gang.
…v..v…
Cần bảo dưỡng van cổng khi nào
Như các bạn đã biết. Bất kể dòng sản phẩm nào sau 1 thời gian dài sử dụng cũng sẽ có những vấn đề, sự cố gặp phải. Có thể kể đến như bị ăn mòn, hư hỏng các chi tiết, các gioăng làm kín,..v..v.. ảnh hưởng đến hoạt động của van và hệ thống lắp đặt van.
Chính vì thế chúng ta cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng những thiết bị đó để khắc phục những chi tiết đó. Đảm bảo van và hệ thống hoạt động ổn định trở lại. Đây là phương pháp bảo trì bảo dưỡng khi xảy ra sự cố.
Còn theo tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Thì van cổng lắp đặt cho hệ thống chúng ta nên bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ. Điều này giúp van hoạt động duy trì được tính ổn định khi làm việc và đạt độ bền cao nhất.
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về 2 cách bào trì dưới đây
Các phương pháp bảo trì, bảo dưỡng van cổng đúng cách
Bảo trì bảo dưỡng van cổng theo định kỳ
Việc bảo trì bảo dưỡng van theo định kỳ là vô cùng vần thiết. Nó giúp người kiểm tra, vận hành sớm nhận biết được tình trạng của van và khắc phục, sửa chữa kịp thời. Tránh tình trạng đợi hỏng hóc khiến chúng ta phải thay thế mới dẫn đến tốn kém chi phí.
– Lập quy trình bảo trì bảo dưỡng theo định kỳ 3 – 6 tháng cho 1 lần bảo trì. Tùy vào môi trường làm việc là gì.
– Và các quá trình bảo trì bảo dưỡng chúng ta thực hiện theo các bước sau:
– Tháo van cổng xuống khỏi hệ thống.
– Vệ sinh van, kiểm tra các chi tiết bên trong.
– Nếu phát hiện có dấu hiệu, biểu hiện của những vấn đề dẫn đến hỏng hóc. Phải có phương pháp khắc phục kịp thời.
– Bôi dầu, mỡ bôi trơn cho nắp van, trục van.
– Lắp đặt lại hệ thống và theo dõi hoạt động của van sau khi bảo trì, bảo dưỡng.
Bảo trì bảo dưỡng van cổng khi xảy ra sự cố
Trong quá trình vận hành. Chúng ta có thể bảo dưỡng theo định kỳ để đảm bảo hoạt động của van. Tuy nhiên ngoài thời gian định kỳ đó có thể trong hoạt động sẽ có những vấn đề gặp phải. Lúc này chúng ta cần lập tức tiến hành bảo dưỡng để đảm bảo hoạt động của van và hệ thống lắp đặt van.
Theo như kinh nghiệm của các kỹ sư và tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu kỹ thuật. Thì quá trình bảo dưỡng được diễn ra theo trình tự sau:
Quan sát tình trạng thực tế, xác định lỗi và phương án giải quyết
Thông thường dòng van cổng sẽ có các sự cố như kẹt van, van hở, thao tác vận hành van khó khăn,..v..v.. Khi gặp những lỗi này chúng ta tiến hành tháo và kiểm tra các chi tiết như trục van, kiểm tra ren của trục, bộ điều khiển… Ngoài ra kiểm tra xem có vật cản có bị mắc kẹt khiến van không đóng hoàn toàn được hay không.
Sau khi xác định được lỗi của van là gì. Chúng ta bắt đầu xử lý các lỗi này bằng cách tra thêm dầu mỡ tại vị trí trục van. Thay thế những chi tiết nếu như có hỏng hóc. Phòng tránh việc mắc kẹt do tạp chất, vật cản thì nên lắp đặt thiết bị Lọc Y trước van để tránh vấn đề này.
Đối với những lỗi không thể nhìn nhận bằng mắt thường
Lúc này chúng ta cần dùng đến những dụng cụ hỗ trợ của ngành để xác định lỗi chính xác nhất của van. Ví dụ như trên van cổng điều khiển điện thì việc gặp lỗi trên đầu điện khiến van không hoạt động được. Chúng ta cần phải những thiết bị điện chuyên dụng để kiểm tra đầu điện có hoạt động bình thường hay không.
Lưu ý: không tự ý tháo bộ điều khiển điện tự sữa chữa khi không có chuyên môn vì điều này dễ gây ra việc chập cháy, rò rỉ điện nguy hiểm.
Sử dụng các phương pháp thử kín. Để xác định các chỗ hở nhỏ của van mà mắt thường không thể nhận biết được.
Tài liệu miễn phí: Van một chiều – Những câu hỏi thường gặp