Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023
Giới thiệu về van khí nén tác động đơn và tác động kép
Van tự động khí nén là gì? công dụng của van khí nén? những van khí nén hiện nay? Thông qua bài viết này hy vọng có thể làm sáng tỏ các điểm này.
Van khí nén tác động đơn
Là dòng van công nghiệp được điều khiển hoạt động bằng bộ điều khiển khí nén tác động đơn. Hoạt động đóng mở van dựa theo nguyên tắc cung cấp áp lực khí nén 1 lần và duy trì áp lực khí nén đó trong suốt quá trình vận hành của van.
Với thiết kế 2 đầu bên của bộ khí có các chi tiết lò xo đàn hồi. Khi cung cấp áp lực khí nén vào khoang trong, áp lực lớn hơn lực đàn hồi lò xo và ép 2 piston, lò xo về 2 bên tạo trạng thái xoay chuyển 90o để mở van.
Khi ngừng cung cấp áp lực khí nén đầu vào lò xo đàn hồi sẽ đàn hồi đưa van về vị trí đóng ban đầu.
Van khí nén tác động kép
Là dòng van được điều khiển vận hành hoạt động bằng bộ khí nén tác động kép. Van hoạt động dựa theo nguyên tắc cung cấp áp lực khí nén 2 lần cho 2 chu trình đóng và mở.
Khi cung cấp áp lực khí nén đầu vào cổng A của bộ khí, lượng khí sẽ đi vào khoang trong và eps 2 piston, thanh răng về 2 phía. Tạo momen xoắn xoay chuyển trục van một góc 90o tương ứng với trạng thái mở của van.
Khi cung cấp áp lực khí nén đầu vào cho van theo cổng B, áp lực khí nén sẽ được cung cấp ra 2 phía ngoài của Piston giúp ép 2 piston và thanh răng lại tạo trạng thái xoay chuyển ngược lại tương ứng với tình trạng đóng của van.
So sánh van bi điều khiển khí nén tác động kép và tác động đơn
Điểm giống nhau
- Đều sử dụng nguồn áp lực khí nén giống nhau để điều khiển vận hành van.
- Momen xoắn tạo lực tương đương nhau.
- Bộ khí nén đều được sản xuất theo tiêu chuẩn kháng nước, bụi đạt chuẩn IP68.
- Bộ phận thân bộ khí được gia công từ vật liệu nhôm nguyên khối và phủ sơn tĩnh điện.
- Cả 2 dòng sản phẩm đều được công ty XNK HT Việt Nam nhập khẩu trực tiếp chính hãng sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam.
Điểm khác nhau
1. Van khí nén tác động đơn.
– Thiết kế có lò xo 2 đầu giúp ép van về trạng thái đóng ban đầu khi ngừng cung cấp áp lực khí nén.
– Cần cung cấp áp lực khí nén trong suốt quá trình hoạt động của van.
– Chi phí cao hơn.
2. Van khí nén tác động kép.
– Cần cung cấp áp lực khí nén cho cả chu trình đóng.
– Chỉ cung cấp áp lực khí nén khi có yêu cầu đóng hoặc mở van.
– Chi phí đầu tư rẻ hơn dạng tác động đơn.