Nước thải là gì?

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Nước thải là gì? khái niệm về nước thải.

Nước thải là nước bị ôi nhiễm hoặc không đủ sạch để sử dụng như mục đích ban đầu của nước. Chúng được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong các ứng dụng sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

nuoc-thai

Nước thải chứa các chất ôi nhiễm như hóa chất, vi sinh vật, kim loại nặng, các loại thuốc diệt trong nông nghiệp ngày nay và các chất hữu cơ khác. Những chất này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe của con người và động vật xung quanh, gây ôi nhiểm cho các môi trường nước không khí làm giảm các tài nguyên tự nhiên trong nước.

Việc sử lý nước thải là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và môi trường của con người. Có nhiều phương phắp sử lý nước thải khác nhau như vật lý, hóa học và các phương pháp khác. Việc sử lý nước thải là 1 vấn đề quan trọng đôi với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong các nước đang phát triển việc sử lý nước thải chưa được đầy đủ thường dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và môi trường.

Nguồn gốc của nước thải.

Nước thải được sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau như các hoạt động sinh hoạt, các hoạt động sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp:

Nước thải công nghiệp: Đây là nước thải được tạo ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động chế biển, xử lý trong các nhà máy, xưởng sản xuất và các cơ sở công nghiệp khác. Nước thải công nghiệp chứa các chất hóa học, kim loại hạng nặng, dầu mỡ, chất bẩn và các chất ôi nhiễm khác. Các hoạt động công nghiệp có thể là nguồn gốc gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước.

Nước thải nông nghiệp: Là nước thải được tạo ra từ các hoạt động nông nghiệp như trồng chọt và chăn nuôi. Nước thải nông nghiệp chứa nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên đi kèm sự phát trông nông nghiệp hiện nay nước thải nông nghiệp đã có thêm các thành phẩm của thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật và các hất độc hại khác. Nước được thải ra từ các hoạt động chăn nuôi có thể chứa lựa chất bẩn độc hại và vi sinh vật hiếu khí. Làm giảm chất lượng nguồn nước và gây độc hại cho con người.

cac-nguon-goc-cua-nuoc-thai

Nước thải sinh hoạt: Là nước thải được tạo ra từ các sinh hoạt hàng ngày của con người như tắm giữ, giặt giũ và các sinh hoạt chung. Nước được thải ra từ các hoạt động này có chứa các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, các vi sinh vật và các chất độc hại khác. Loại nước này có thể chứa các chất động hại nếu không được xử lý đúng cách.

Ngoài ra các nguồn nước như nước xả vào cồng, nước ngầm bị ôi nhiễm, nước được thải từ các tàu thuyền và các nguồn khác cũng tạo ra nước thải. Do đó việc sử lý nước thải rất quan trọng trong việc ảnh hưởng tới sửa khỏe con người và môi trường, đảm bảo có thể sử dụng tài nguyên nước được bền vững.

Nước thải có thể chưa các chất ôi nhiễm vật lý, hóa học và sinh học.

Trong nước thải có chứa rất nhiều các chất ôi nhiễm từ vật lý, hóa hoc, và sinh học:

Các chất ôi nhiễm vật lý bao gồm: Các hạt cát, hạt bụi, rong rêu và các chất rắn lững lơ khác. Những chất này thường làm cho nước trở nên đục và khó uống, có thể gây tắc nghẽn các đường ống dẫn.

Các chất ôi nhiễm hóa: Trong nước thải có các chất ôi nhiễm hóa học như kim loại nặng, hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc lá, thuốc nhuộn , các chất oxi hóa và các chất phóng xạ. Những chất này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho con người và động vận cũng như gây ôi nhiễm môi trường.

Các chất ôi nhiễm sinh học: Các vi khuẩn, nấm, các vi sinh vật và các loại tảo. Những tác nhân này có thể gây ra các loại bênh truyền nhiễm qua đường nước, đặc biệt trong các khu vực thiếu vệ sinh và không có hoặc có hệ thống xử lý nước thải kém.

Việc phòng tránh và giảm thiểu sử dụng các chất gây ôi nhiễm môi trường là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và môi trường.

Phân loại nước thải

Trong cuộc sống con người hiện này có rất nhiều các dạng nước thải và chúng được phân ra nhiều loại khác nhau để thuận tiện cho việc xử lý và phòng tránh gây ôi nhiễm môi trường. Mỗi loại nước thải đều có cách xử lý riêng, dưới đây là 5 loại nước thải thường thấy trong cuộc sống chúng ta hiện nay:

Nước thải sinh hoạt

Đây là loại nước được sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta thải ra như các sinh hoạt nấu nướng, các sinh hoạt vệ sinh con người. Các thành phần của nước thải sinh hoạt gôm các chất  hữu cơ, các chất hữa cơ tan trong nước, các chất hữu cơ không tan trong nước, chất khoáng, các chất hóa học và các vi sinh vật.

nuoc-thai-gia-dinh

Có nhiều phương pháp xử lý ôi nhiễm nước thải sinh hoạt được sử dụng. Một trong những số đó là hệ thống xử lý nước bằng cát, hệ thông xử lý nước bằng sỏi hoặc các phương pháp xử lý nước như ủ phân, đốt cháy. Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm hóa học và các phương pháp sinh học để xử lý. Các quy trình xử lý nước thải trong ra đình cấn được lưu ý và để tâm bở tác hại của nữa thải sinh hoạt gây ôi nhiểm ra môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nước thải đô thị

Đây là loại nước được thải ra từ hoặt động của con người trong các khu đô thị như tòa nhà, trung tâm thương mại, các khu dân cư và các công trình xây dựng. Các loại nước thải này thường chứa nhiều chất ôi nhiễm như các chất hóa học, các vi sinh vật và các chất răn.

nuoc-thai-do-thi

Để xử lý các hệ thông xử lý nước được sử dụng để loại bỏ các tác nhân gây ôi nhiễm có trong nước. Các hệ thống này bao gồm hệ thống xử lý nước vật lý, hóa học và sinh học. Các hệ thống này thường được kết hợp chung hoặc tách riêng lẻ để có thể tạo nên 1 hệ thông xử lý nước hoàn chỉnh.

Việc xử lý nước thải đô thị rất quan trong đối với các nước đang phát triển, bởi hiện nay có rất nhiều các khu đô thị, các trung tâm thương mại được hình thành. Nếu không xử lý tốt thì lượng nước không đảm bảo được thai ra môi trường là rất lớn, có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Nước thải công nghiệp

Đây là loại nước được thải ra từ các hoạt động công nghiệp, loại nước này có thể chứa các chất ôi nhiễm nghiêm trọng nếu được thải mà chưa qua xử lý ra môi trường. Có nhiều loại nước thải công nghiệp đến từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau như dệt may, thực phẩm, sản xuất giấy, thục phẩm, đồ uống, hóa chất, khai thác mỏ và sản xuất điện,…

nuoc-thai-cong-nghiep

Có nhiều phương pháp xử lý nước công nghiệp khác nhau đã được áp dụng. Các phương pháp xử lý bằng các vi sinh vật, phản ứng hóa học, trao đôi icon, kết tủa, lọc, thổi bọt, và bằng tia UV,…Việc sử lý nước được thải ra từ các hoạt động công nghiệp là rất quan trọng, để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường và gây hại cho sức khỏe con người và động thực vật.

Nước thải y tế

Đây là loại nước được thải ra từ các hoạt động trong ngành y tế bao gồm bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế nhỏ lẻ. Nước được thải ra từ các hoạt động này thường có chứa các vi khuẩn, chất độc, các virus và các chất này được thả trực tiếp ra môi trường có thể gây nguy hiểm tới con người và gây ôi nhiễm môi trường.

nuoc-thai-y-te

Để xử lý các loại nước này các cở sở y tế cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường. Một số phương pháp xử lý nước thải y tế bao gồm các hệ thông xử lý nước thải sinh học, bằng tia UV, xử lý bằng ozone, lọc cơ khí hoặc có thể sử dụng các hóa chất để xử lý. Các quy định và tiêu chuẩn xử lý nước y tế được thiết lập nhằm đảm bảo các hoạt động xử lý nước của các cơ sở y tế được đảm bảo sức khỏe và không gây hại đến môi trường.

Nước thải tự nhiên

Đây là loại nước được tạo ra từu quá trình tự nhiên bao gồm các quá trình sinh học, vật lý, hóa học trong tự nhiên tạo ra. Loại nước này phổ biên trong các hệ sinh thái tự nhiên chẳng hạn như ao hồ, đàm lầy, sông ngòi. Tuy nhiên nước tự nhiên có thể được sử dụng và xử lý thành nước sạch và dùng cho nhiều mục đích khác trong các ứng dụng công nghiệp hoặc nông nghiệp.

nuoc-thai-tu-nhien

3 phương pháp xử lý nước thải chủ yếu hiện nay

Hiện nay có rất nhiều các nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên đa số đều thực hiện theo 3 phương pháp xử lý nước sau:

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý

Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý là một trong những phương pháp phổ biến được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước. Phương pháp này dựa trên các quá trình vật lý như lắng đọng, lọc, trao đổi ion và đốt cháy. Dưới đây là các phương pháp xử lý nước bằng phương pháp vật lý:

  • Lọc cát: Lọc cát là phương pháp lọc nước bằng cách thông qua các lớp cát với nhỏ hơn hoặc bằng với kích thước của các hạt trong nước. Các hạt và chất rắn khác sẽ bị giữ lại trong các lớp cát và nước sẽ được lọc sạch hơn.
  • Quá trình lắng: Quá trình lắng là phương pháp loại bỏ các chất rắn và hạt lơ lửng bằng cách giữ nước thải trong một bể lắng trong một khoảng thời gian nhất định để cho các chất rắn rơi xuống đáy. Sau đó, nước được bơm ra khỏi bể lắng, để lại các chất rắn trong bể.
  • Xử lý bằng áp suất: Xử lý bằng áp suất là phương pháp sử dụng áp suất để ép nước thải qua các màng hoặc lọc để loại bỏ các hạt và chất rắn khác. Các màng hoặc lọc có thể được làm bằng các vật liệu khác nhau như sợi, màng polymer hoặc than hoạt tính.
  • Quá trình kết tủa: Quá trình kết tủa là phương pháp loại bỏ các chất hữu cơ và các ion kim loại khác bằng cách sử dụng các hóa chất để kết tủa chúng thành dạng chất rắn, sau đó loại bỏ chúng bằng lắng hoặc lọc.
  • Xử lý bằng tia cực tím: Xử lý bằng tia cực tím là phương pháp sử dụng ánh sáng tia cực tím để tiêu diệt các vi khuẩn và vi sinh vật khác trong nước. Các tia cực tím có khả năng phá hủy DNA của các vi sinh vật, làm cho chúng không thể tái sinh sản. Các tia cực tím cũng có thể giúp loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải.

xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-vat-ly

Tuy nhiên, xử lý nước bằng phương pháp vật lý thường không đủ để loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước, đặc biệt là các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm sinh học. Do đó, nó thường được sử dụng như một phương pháp xử lý sơ bộ để loại bỏ các chất rắn và hạt lơ lửng trong nước trước khi áp dụng các bước xử lý nước khác để loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là một trong những phương pháp xử lý nước thải phổ biến, sử dụng các hoạt chất hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Các phương pháp này thường được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ, vi sinh vật, chất độc hại và các chất hóa học khác trong nước. Dưới đây là các công nghệ và quy trình xử lý nước hiện nay bằng phương pháp hóa học:

  • Xử lý bằng phương pháp khử trùng: Đây là phương pháp sử dụng các chất khử trùng như clo, ozon, hoặc ánh sáng UV để loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác trong nước.
  • Xử lý bằng phương pháp kết tủa: Phương pháp này sử dụng các chất hóa học để tạo ra sự kết tủa và lắng đọng các chất hữu cơ và vi sinh vật. Các chất hóa học thường được sử dụng bao gồm nhôm và sắt.
  • Xử lý bằng phương pháp oxy hóa: Phương pháp này sử dụng các chất oxy sinh hóa như clo hoặc ozon để phá vỡ các chất hữu cơ và các chất độc hại khác trong nước.
  • Xử lý bằng phương pháp trao đổi ion: Phương pháp này sử dụng các chất trao đổi ion để loại bỏ các ion không mong muốn trong nước. Các chất trao đổi ion thường được sử dụng bao gồm các hạt nhựa có tính chuyển ion.
  • Xử lý bằng phương pháp khử độc: Phương pháp này sử dụng các chất hóa học để khử độc các chất độc hại trong nước. Các chất hóa học thường được sử dụng bao gồm carbôn hoạt tính và zeolit.

xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-hoa-hoc

Tùy thuộc vào loại nước cần xử lý và mức độ ô nhiễm, các phương pháp trên có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình xử lý nước thải.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là một phương pháp xử lý nước thải sử dụng các vi sinh vật để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước. Các vi sinh vật này thường là các vi khuẩn và vi kính.

xu-ly-nuoc-thai

Các công nghệ và quy trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học bao gồm:

  • Xử lý bằng phương pháp lọc sinh học: Phương pháp này sử dụng các vật liệu lọc sinh học như rong biển, cây cỏ và các loại vi khuẩn để loại bỏ các chất hữu cơ và vi sinh vật trong nước.
  • Xử lý bằng phương pháp xử lý đất ngập nước: Phương pháp này sử dụng các cộng đồng vi sinh vật trong đất để loại bỏ các chất hữu cơ và các chất độc hại trong nước.
  • Xử lý bằng phương pháp lọc cỏ: Phương pháp này sử dụng các bộ lọc cỏ để loại bỏ các chất hữu cơ, vi sinh vật và các chất độc hại trong nước.
  • Xử lý bằng phương pháp hệ thống xử lý sỏi: Phương pháp này sử dụng các lớp sỏi để cung cấp điều kiện phát triển cho vi sinh vật và các vi khuẩn trong quá trình xử lý nước.
  • Xử lý bằng phương pháp tảo hồng ngoại: Phương pháp này sử dụng các tảo hồng ngoại để loại bỏ các chất độc hại, chất ô nhiễm và các vi khuẩn trong nước.

Các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường là các phương pháp tiết kiệm chi phí và có hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, các công nghệ và quy trình xử lý nước bằng phương pháp sinh học cần được thiết kế và thực hiện đúng cách để đảm bảo tính bền vững và độ tin cậy của hệ thống.

Tái sử dụng nước thải.

Tái sử dụng nước thải là quá trình sử dụng lại nước đã qua sử dụng để phục vụ các mục đích khác, thay vì tiêu thụ nước tươi. Tái sử dụng nước được thải ra trong cuộc sống và công nghiệp đã trở thành một giải pháp hữu hiệu hiện nay để giải quyết vấn đề về nguồn nước và bảo vệ môi trường.

Các ứng dụng của nước thải tái sử dụng bao gồm:

  • Tái sử dụng trong nông nghiệp: Nước được xử lý có thể được sử dụng lại để tưới cây, tạo đất đai và cung cấp nước cho các động vật nuôi.
  • Tái sử dụng trong công nghiệp: Nước có thể được sử dụng lại trong các quá trình sản xuất, giảm thiểu chi phí vận chuyển và loại bỏ nước thải.
  • Tái sử dụng trong các ứng dụng dân dụng: Nước có thể được sử dụng lại để tưới cây, vận chuyển, chất liệu xây dựng, điều hòa không khí, và tắm rửa.

Các công nghệ và quy trình tái sử dụng nước thải bao gồm:

  • Xử lý nước để loại bỏ các chất ô nhiễm và tạo nước tái sử dụng: Quá trình này có thể bao gồm các phương pháp xử lý vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và các vi sinh vật có hại.
  • Xử lý nước tái sử dụng trước khi sử dụng: Quá trình này có thể bao gồm các phương pháp xử lý để loại bỏ các vi sinh vật và các chất hóa học có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Giám sát và kiểm soát chất lượng nước tái sử dụng: Việc đảm bảo chất lượng nước tái sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe của người sử dụng và bảo vệ môi trường.

Tái sử dụng nước là một giải pháp bền vững và hiệu quả để quản lý nguồn nước và giảm thiểu tác động của con người đến môi trường. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của vi.

Ứng dụng của van công nhiệp trong xử lý nước thải.

Van công nghiệp là phụ kiện quan trọng trong hệ thống đường ống dẫn, hệ thống xử lý nước thải. Chúng được sử dụng để kiểm soát, điều chỉnh lưu lượng, áp xuất trong các đường ống dẫn nước. Ngoài ra các dòng đồng hô đo lưu lượng nước cũng được sử dụng để kiểm tra và giám sát lưu lượng áp xuất trong đường ống dẫn. Dưới đây là các dòng van chuyên sử dụng trong các hệ thống đường ống xử lý nước:

van-cong-nghiep-trong-xu-ly-nuoc

  • Vân cầu: Đây là dòng van thường được sử dụng để kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng, áp xuất trong các hệ thống đường ống dẫn nước.
  • Van bướm: Đây là dòng van chuyên chùng để kiểm soát dòng chảy của đường ống dẫn
  • Van 1 chiều: Dòng van này chuyên được dùng để điều chỉnh dòng chảy đi theo 1 chiều nhất định không có dòng chảy chạy ngược.
  • Van lọc y: Loại van này thường được dùng để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn thể rắn cho trong nước.
  • Đồng hồ đo lưu lượng, áp xuất: Thường được sử dụng để kiểm soát lưu lượng và áp xuất trong đường ống hệ thống.

Các sản phẩm van công nghiệp được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước

  • Van cầu Samwoo
  • Van cầu điều khiển điện
  • Van cầu điều khiển khí nén
  • Van bướm tay gạt , van bướm tay quay
  • Van bướm điều khiển khí nén
  • Van bướm điều khiển điện
  • Đồng hồ đo lưu lượng điện tử sence
  • Bơm chìm nước thải
Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×