Cập nhật lần cuối ngày: 15/11/2023
Bộ điện KosaPlus là một trong những dòng sản phẩm vô cùng quen thuộc được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Việc lắp đặt cùng với các van công nghiệp đã tăng tính linh hoạt cho van và tăng khả năng vận hành hiệu quả hơn cho hệ thống.
Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt việc đấu nối mạch điện để bộ điện hoạt động là điều vô cùng quan trọng mà không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách đấu nối mạch điện của bộ điện KosaPlus một cách chi tiết hơn nhé.
Bộ điều khiển điện KosaPlus là gì
Bộ điện KosaPlus là dòng sản phẩm được chế tạo bỡi hảng sản xuất bộ điều khiển tự động nổi tiếng KosaPlus có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sản phẩm luôn thuộc top 1 trong số các dòng điều khiển van công nghiệp tự động hiện nay.
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến. Chất lượng sản phẩm rất tốt và được đánh giá rất cao mỗi khi kết hợp với các dòng van cơ.
Sử dụng nguồn điện áp phổ biến 24V, 220V, 380V. Dễ dàng lắp đặt tại vị trí yêu cầu khác nhau.
Thông số kỹ thuật bộ điện
- Model: KE002, 004, 005, …. KE50
- Vật liệu: Được làm từ hợp kim nhôm
- Tiêu chuẩn sản xuất: IP68
- Kết nối với van: Bằng cốt lục giác
- Điện áp: 24v, 220v, 380V
- Hoạt động: Đóng/ mở đơn thuần hoặc tuyến tính
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Tình trạng hàng: Luôn có sẵn
- Bảo hành: 12 tháng.
Cấu tạo bộ điện KosaPlus
Bộ điện KosaPlus được cấu thành từ nhiều chi tiết khác nhau điển hình như:
– Thân bộ điện: Chế tạo từ vật liệu nhôm nguyên khối, bên ngoài phủ sơn Epoxy màu xanh hoặc đỏ. Giúp tăng khả năng chống chịu với môi trường bên ngoài.
– Bảng mạch điện: Là bộ phận để đấu nối điện đầu vào để điều khiển hoạt động của van.
– Công tắc giới hạn hành trình: là công tắc giúp ngắt nguồn điện đầu vào bộ điện khi điều khiển ở vị trí yêu cầu. Tránh om điện.
– Công tắc giám sát hành trình: Là bộ phận giúp hiển thị trạng thái hiện tại của bộ điện. Giúp người kiểm tra, vận hành nắm rõ được tình trạng van hiện tại.
– Mô tơ điện: Là bộ phận tạo momen xoắn để điềuk hiển van.
– Các bánh răng chuyền lực: Là bộ phận chuyền lực tác động xoay đến trục van.
Ngoài ra còn một số các chi tiết khác như :
– Tụ điện.
– Bộ trợ lực
– Bộ tuyến tính (Chỉ bộ điều khiển điện dạng tuyến tính mới có).
Cách đấu nối mạch điện cho bộ điện KosaPlus
Như các bạn đã biết thì bộ điện KosaPlus sẽ được chia ra làm 2 dạng đó là dạng điều khiển ON/OFF và dạng tuyến tính. Và đương nhiên là 2 dạng sẽ có cách đấu nối khác nhau.
Quy trình đấu nối là vô cùng quan trọng chính vì thế mà chúng ta cần hết sức cẩn thận và tỉ mỉ. Tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình đấu nối. Hoặc đấu nối sai có thể dẫn đến chập điện, hỏng bộ điện.
Chúng ta cùng tìm hiểu cách đấu nối của từng dạng.
Đấu nối điện dạng ON/OFF
Theo như hình ảnh ở trên thì các bạn hiểu là dây màu vàng lắp đặt ở vị trí số 2 là dây trung tính và cố định. Và 2 dây màu xanh 1 dây đấu vào vị trí số 4 và 1 dây đấu vào vị trí số 5.
Quy trình mơ van sẽ hoạt động khi chúng ta cung cấp điện cho 2 dây ở vị trí số 2 và 4.
Quy trình đóng van sẽ hoạt động khi chúng ta cung cấp điện cho dây số 2 và số 5.
Đấu nối điện dạng tuyến tính
Theo như sớ đồ đấu nối mạch điện ở trên thì chúng ta có cách đấu nối sau.
ở vị trí dây số 2 và 3 là dây nguồn điện áp 24V, 220V, 380V vào bộ tuyến tính. Và 2 dây ở vị trí số 4 và 5 sẽ là dây chia cho từng vị trí mở và đóng của van.
Bộ điều khiển điện tuyến tính sẽ nhận tín hiệu từ 4 – 20 mA hoặc 0 – 10V để điều khiển các góc mở của van tùy theo yêu cầu của hệ thống. Và khi van yêu cầu từ vị trí đóng hoàn toàn cho đến các góc mở yêu cầu khác nhau. Chúng ta sẽ cung cấp nguồn điện đầu vào và điện vào vị trí dây số 4.
Khi van ở trạng thái mở hoàn toàn chúng ta cần van đóng hoặc đóng nhỏ lại các vị trí góc đóng khác nhau thì chúng ta cung cấp điện nguồn vào vị trí 2, 3 và 5 theo như trên sơ đồ mạch điện