Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023
Bill of lading là gì?
Bill of lading hay còn gọi là vận đơn đường biển có ký hiệu viết tắt ( B/L ), tuy nhiên ngày nay loại tài liệu này có thể sử dụng cho bất kỳ phương thức, loại hình vận chuyển nào như đường bộ, đường hàng không,…Là 1 tài liệu, chúng từ quan trọng trong thương mại quốc tế, nó là hợp đồng giữ người gửi hàng và người vận chuyển. Cung cấp thông tin về hàng hóa được vận chuyển và điều khiện vận chuyển của chúng.
Bill of lading thường được sử dụng trong các giao dịch xuất nhập khẩu, nơi hàng hóa cần được vận chuyển qua đường biển hoặc đường sông. Chúng cung cấp thông tin về loại hàng hóa, số lượng, tên hàng hóa, địa chỉ người nhận và người gửi hàng, giá trị hàng hóa, ngày giao hàng, các điều kiện vận chuyển và các điều khoản thanh toán.
Đây là loại tài liệu chứng từ do người vận chuyển thiết lập, trong tài liệu người vận chuyển sẽ xác nhận chi tiết số hàng đã nhận, lộ trình vận chuyển của số hàng và cam kết số hàng đó sẽ được giao đến cảng cho người có quyền nhận hàng tại cảng với số lượng đầy đủ, chất lượng tốt. Khi xác nhận các thông tin trên người vận chuyển sẽ ký xác nhận và chuyển giao tài liệu chứng từ này cho người giao hàng và đạt được thỏa thuận vận chuyển.
Các nội dung chính trên Bill of lading-vận đơn đường biển
Bill of lading ( B/L ) là một tài liệu quan trọng trong giao và nhận hàng trong vận tải đường biển, là chứng từ quan trọng trong việc chứng minh quyền sở hữu tài sản, hàng hóa. Và được sử dụng như 1 công cụ để thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, các nội dung chính trên Bill of lading bao gồm:
- Thông tin người gửi và người nhận hàng: B/L có thông tin đầy để về địa chỉ, họ tên, phương thức liên lạc của người gửi và người nhận hàng.
- Thông tin hàng hóa: Trên tờ đơn có đầy đủ các mô tả về hàng hóa, từ tên loại hàng hóa, số lượng, giá trị, trọng lượng, trạng thái hàng hóa ( nguyên vẹn, bị hư hỏng, thiếu hụt,…).
- Thông tin phương tiện và tuyến đường vận chuyển: Trên bill of lading có ghi thông tin về phương tiện, số hiệu của phương tiện vận chuyển, địa điểm xuất phát, địa điểm đến và dự kiến thời gian hàng được đưa đến địa điểm giao.
- Các điều khoản vận chuyển: Trong B/L cần ghi rõ các thông tin điều khoản vận chuyển như phương thức vận chuyển, loại container ( nếu có ), điều kiện bảo quàn hàng hóa, giá cước, và các điều khoản liên quan khác.
- Chữ ký của người gửi hàng, nhận hàng và người vận chuyển: Trong cả quá trình gửi hàng, giao hàng, nhận hàng, đều cần được ký xác nhận của người gửi hàng, người giao hàng và người nhận hàng.
- Số hiệu và mã vạch của hàng hóa giao: Mỗi bill of lading đều có số hiệu và mã vạch riêng để tiện kiểm soát và theo dõi thông tin hàng hóa.
Bill of lading là 1 tài liệu pháp lý quan trọng trong vận tải đường biển hoặc các phương thức vận chuyển khác. Việc có đầy đủ các thông tin trên B/L sẽ giúp đảm bảo quyền lời của các bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Chức năng và vai trò của bill of lading
Bill of lading là 1 tài liệu quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Chức năng chính của chúng là xác nhận việc vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điện đích, đồng thời cũng là tài liệu, chứng tứ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người gửi hàng đến người nhận hàng.
Vai trò của bill of lading là:
– Chứng minh quyền sở hữu hàng hóa: B/L sẽ xác nhận rằng người được in tên trên tài liệu người nhận sẽ là chử sở hữu hợp pháp của hàng hóa được vận chuyển.
– Chứng nhận vận chuyển hàng hóa: Bill of lading sẽ xác nhận rằng hàng hóa đã được vận chuyển từ điểm xuất phát ( điểm gửi hàng ) đến điểm giao ( điểm nhận hàng ) theo các điều kiện thỏa thuận đã được đưa ra trước đó.
– Là chứng từ thanh toán: B/L sẽ được sử dụng như 1 công cụ chứng từ thanh toán, tức là người nhận hàng có thể sử dụng bill of lading để thanh toán cho hàng hóa được giao.
– Là công cụ tài trợ: B/L có thể được sử dụng như 1 công cụ tài trợ để hỡ trợ cho việc giao hàng, nhất là khi hàng hóa được vận chuyển liên quốc gia.
Phân loại bill of ladinh-tác dụng của chúng
Phân loại bill of lading theo các loại như sau:
Bill of lading căn cứ theo tính chất sở hữu
– B/L chủ quyền: chỉ người nắm giữ B/L mới có quyền nhận hàng hóa.
– B/L không chủ quyền: người nhận hàng không cần phải nắm giữ B/L để nhận hàng hóa.
Bill of lading căn cứ theo hàng hóa
– B/L vận chuyển hàng hóa đóng gói: dùng để vận chuyển hàng hóa được đóng gói sẵn.
– B/L vận chuyển hàng hóa không đóng gói: dùng để vận chuyển hàng hóa không đóng gói như hàng rời, hàng sống,..
Bill of lading căn cứ theo pháp lý
– B/L vận chuyển theo quy định hợp đồng: dùng để vận chuyển hàng hóa theo các điều khoản trong hợp đồng.
– B/L vận chuyển theo quy định pháp luật: dùng để vận chuyển hàng hóa theo các quy định pháp luật về vận chuyển hàng hóa.
Bill of lading căn cứ theo hành trình, cách thức vận chuyển
– B/L vận chuyển nội địa: dùng để vận chuyển hàng hóa trong phạm vi nội địa của một quốc gia.
– B/L vận chuyển quốc tế: dùng để vận chuyển hàng hóa qua biên giới giữa các quốc gia.
Bill of lading căn cứ theo nhà phát hành vận chuyển
– B/L của hãng vận tải: do chính hãng vận tải phát hành.
– B/L đa dạng: do các bên tham gia vận tải phát hành (như bên mua, bên bán, bên vận chuyển).
Các loại Bill of lading van công nghiệp
- Bill of lading butterfly valve.
- Bill of lading ball valve.
- Bill of lading globe valve.
- Bill of lading electric control valve.
- Bill of lading pneumatic control valve.
Nhưng lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một tài liệu quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Để sử dụng vận đơn đường biển hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điều sau:
1. Xác định loại vận đơn phù hợp: Có nhiều loại vận đơn đường biển như Bill of Lading (B/L), Sea Waybill (SWB), Straight Bill of Lading (SBL) và Switch Bill of Lading (SBOL). Bạn cần phải xác định loại vận đơn phù hợp với nhu cầu của bạn.
2. Kiểm tra thông tin trên vận đơn: Trước khi ký kết vận đơn, bạn nên kiểm tra thông tin trên vận đơn để đảm bảo rằng nó chính xác và đầy đủ. Thông tin trên vận đơn bao gồm tên người gửi, tên người nhận, mô tả hàng hóa, số lượng, giá trị, trọng lượng, số lượng container, tên tàu và tên cảng.
3. Đảm bảo an toàn hàng hóa: Bạn cần đảm bảo rằng hàng hóa của bạn được đóng gói và bảo quản tốt để tránh các tai nạn trong quá trình vận chuyển. Bạn cũng cần đảm bảo rằng hàng hóa được đưa vào container và container được khóa chặt để tránh bị mất cắp hoặc hư hỏng.
4. Thực hiện thủ tục hải quan: Khi hàng hóa đến cảng đích, bạn cần thực hiện các thủ tục hải quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến hải quan, thuế và lệ phí. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết để đảm bảo quá trình giải quyết được diễn ra thuận lợi.
5. Theo dõi vận chuyển hàng hóa: Bạn nên theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa của mình để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian và đến địa điểm đích đúng lịch trình.
6. Tham gia bảo hiểm: Bạn nên tham gia bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa của mình khỏi các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Bạn cần tìm hiểu kỹ về điều kiện và phạm vi bảo hiểm trước khi tham gia.
Tính pháp lý của bill of lading
Bill of lading là 1 tài liệu có tính pháp lý cao trong thương mại quốc tế, chúng tà tài liệu vận chuyển hàng hóa, được sử dụng để chứng minh việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán đến người mua, người gửi đến người nhận.
Trong các thỏa thuận mua bán quốc tế, bill of lading thường được sử dụng như 1 bằng chứng cho việc chuyển giao quyền sử hữa hàng hóa, bao gồm số lượng, loại hàng hóa, điểm xuất phát và đích đến của hàng hóa, ngày giao hàng, thông tin vận chuyển. Nó còn là tài liệu quan trọng để chứng minh quyền sở hữu của người sở hữu hàng hóa.
Do tính chất quan trọng của nó, bill of lading được quy định trong nhiều luật và quy định về thương mại quốc tế, bao gồm các quy định của Viện Hàng Hải Quốc Tế (International Maritime Organization – IMO) và các thỏa thuận quốc tế như Luật Hàng Hải Quốc Tế (International Convention for the Unification of Certain Rules of Law Relating to Bills of Lading) năm 1924 (Luật Hải quan) và Luật Hàng hải Quốc tế năm 1968 (Hamburg Rules).
Do đó B/L là 1 tài liệu có tính pháp lý cao, và được sử dụng rộng rãi trong thương mại điện tử quốc tế chứng minh việc chuyển giao và quyền sở hữu hàng hóa.
Các thông tin cần kiểm tra khi xem bill of lading
Bill of Lading (B/L) là một tài liệu quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, các thông tin cần lưu ý trên B/L bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người gửi và người nhận hàng hóa.
- Tên và địa chỉ của tàu vận chuyển hàng hóa.
- Tên và số hiệu của container chứa hàng (nếu có).
- Ngày xuất phát, thời gian dự kiến đến nơi đích.
- Loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, kích thước và giá trị của hàng hóa.
- Các điều kiện đặc biệt trong quá trình vận chuyển hàng hóa như nhiệt độ, độ ẩm, sức chứa của container, v.v…
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán cho vận chuyển hàng hóa.
Việc kiểm tra và đảm bảo các thông tin trên B/L đúng và đầy đủ sẽ giúp tránh được các sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Trên đây là tất cả các thông tin về Bill of lading, trong bài viết này chúng đã nêu ra được các thông tin có trên B/L, chức năng, ứng dụng và các thông tin cần kiểm tra khi xem B/L. Chúng tôi hi vòng bài viết này sẽ giúp quý khách hàng có những kiến thức nhất định khi sử dụng vận tải hàng hóa và kiểm tra vận đơn. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết, có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi được nhận được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.