Bộ điều khiển điện van

Hiển thị tất cả 9 kết quả

Cập nhật lần cuối ngày: 02/07/2024

Bộ điều khiển điện là gì? Electric Actuator là sao? dùng trong công nghiệp thế nào

Giới thiệu về bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện với tên gọi tiếng anh là Electric Actuator là một thiết bị truyền động thực hiện biến đổi điện năng thành động năng. Thông qua hệ số các bánh răng được tích hợp ăn khớp với nhau truyền động đến trục quay giúp  phần van cơ vận hành theo chu kì.

Đây là dòng thiết bị tự động hóa, có thể điều khiển từ xa, đóng mở theo góc giúp cho hiệu quả và năng suất công việc tăng cao.

Bộ điện sử dụng nguồn điện áp 24V, 110V, 220V, 380V nên rất thông dụng và phổ biến trên thị trường. Bộ điều khiển điện được thiết kế, chế tạo theo dây truyền công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn chất lượng kĩ thuật nghiêm ngặt.

Vì vậy có thể kết hợp đầu điện với tất cả các loại van cơ như: van bi, van bướm, van cầu, van cổng…

Ngoài ra để đáp ứng được những nhu cầu có độ phức tạp cao bộ điều khiển điện tuyến tính được ra đời giúp vận hành đóng mở theo góc tùy chọn. Giúp cho những công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả công việc tăng cao.

bộ điều khiển điện dạng tuyến tính

Hiện nay có rất nhiều các bộ điều khiển điện đến từ các thương hiệu sản xuất nổi tiếng của Hàn Quốc, Đài Loan như: Kosaplus, Haitima, Geko, Sypa,…

hoạt động với độ ổn định cao, quá trình làm việc với tuổi thọ thiết bị lâu dài. Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên đây là những thiết bị được ưa chuộng nhất và độ phổ biến rộng rãi.

Đặc điểm lợi thế của bộ điều khiển điện

  • Hoạt động bằng nguồn điện áp thông dụng tại thị trường Việt Nam như: 24V, 110V, 220V, 380V,…nên rất được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi trong các hệ thống, công trình.
  • Thiết kế thông minh nhỏ gọn phù hợp kết nối với tất cả các loại van cơ đang có mặt trên thị trường.
  • Đầu điện được thiết kế với khả năng vận hành được ngay cả khi mất nguồn nhờ bộ phận tay quay, công tắc cơ thiết kế ăn khớp với hệ số cấp bánh răng.
  • Có thể kết hợp được với hầu hết các dòng van cơ để vận hành theo quá trình cài đặt sẵn của từng loại van khác nhau giúp đóng mở, điều tiết dòng chảy dễ dàng.
  • Ngoài ra đối với dòng tuyến tính đầu điện sẽ nhận tín hiệu cho phép điều tiết dòng chảy, sau đó báo thông số về phòng điều hành giúp người vận hành nắm bắt được tình trạng của hệ thống giúp cho công việc trở nên hiệu quả nhất.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện

Cấu tạo của bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện là sự thiết kế, tích hợp của rất nhiều các chi tiết cơ học, điện tử vận hành theo một hệ thống giúp van hoạt động một cách nhịp nhàng, dễ dàng nhất. Một đầu điện bao gồm:

cấu tạo bộ điều khiển điện

Vỏ bộ điều khiển: được chế tạo từ nhựa hoặc hợp kim của nhôm, thép sơn phủ Epoxy với độ dày tốt giúp chống oxy hóa, chống ăn mòn bề mặt và cách điện giúp an toàn khi làm việc.

Bảng mạch điện tử: được sản xuất với các vi mạch thông minh hiện đại, theo các cấp độ hoạt động đóng mở, báo tín hiệu, báo quá trình vận hành về phòng điều khiển.

Bộ phận tay quay: được thiết kế chức năng tay quay hoặc sử dụng trục lục giác để vận hành khi xảy ra sự cố về nguồn điện. Đảm bảo vẫn có thể vận hành hết hành trình của van.

Công tắc quan sát: giúp quan sát trạng thái đóng mở của van một cách dễ dàng.

Công tắc hành trình: khi thực hiện hết một chu trình công tắc hành trình có nhiệm vụ đóng ngắt nguồn điện giúp động cơ không bị om điện dẫn đến tình trạng cháy nổ nguy hiểm.

Các lớp gioăng làm kín: được chế tạo bằng cao su tổng hợp gắn kết ở các phần lắp ráp trên động cơ giúp an có độ chống nước đạt tiêu chuẩn IP67.

Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển khi được cung cấp nguồn vào vị trị mở trên mạch điện tử tín hiệu sẽ được tiếp nhận, động cơ có nhiệm vụ biến đổi điện năng thành động năng. Nhờ lực quay kết hợp với hệ số bánh răng cho phép điều khiển trục van cơ theo chu trình cài đặt trước. Để hiểu rõ hơn mời các bạn theo dõi video:

Ứng dụng của bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực công nghiệp điều khiển, đóng mở các loại van cơ lưu thông dòng lưu chất.

Chúng ta thường thấy đầu điện được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, chế tạo, các hệ thống máy bơm. Một số ứng dụng cụ thể như sau:

  • Dùng trong các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp.
  • Sử dụng trong các hệ thống cấp thoát nước thành phố, khu công nghiệp.
  • Ứng dụng trong các hệ thống đường ống nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện.
  • Ngoài ra đầu điện điều khiển còn được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ nước, hóa chất, bột giấy.
  • Bộ điều khiển điện còn được cung cấp trong lĩnh vực trồng trọt, nông nghiệp.

Các kiểu hoạt động của bộ điều khiển điện

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các loại van đảm bảo cho nhu cầu vận hành đóng mở hoàn toàn hoặc điều tiết dòng lưu chất trong từng lĩnh vực. Chúng ta có 2 kiểu hoạt động như sau:

Bộ điều khiển điện dạng ON/OFF

Đối với thiết bị truyền động dạng ON/OFF sẽ làm việc theo cơ chế vận hành đóng mở với góc quay 90 độ. Khi cấp điện động cơ sẽ biến đổi điện năng thành động năng thông qua hệ số bánh răng truyền lực thực hiện quay trục một góc 90 độ.

Khi hết hành trình điện năng sẽ tự động được ngắt, khóa vị trí giúp các van cơ duy trì độ hoạt động ổn định nhất.

Thiết kế bộ điện dạng ON/OFF nhỏ gọn bao gồm bộ vỏ bảo vệ, động cơ điện, hộp số giảm tốc, khớp nối ổ đĩa giữa bánh răng cuối, thân van và các thiết bị giới hạn hành trình. Phần tử quay có thể là trục tròn hoặc bảng. Trục tròn thường được gắn bu lông để gắn vào phần van.

Bộ điều khiển tuyến tính

Với thiết kế mạch điện tử thông minh giúp đầu điện có khả năng cho phép khả năng đóng mở van cơ theo các góc khác nhau giúp van cơ điều tiết lưu lượng dòng chảy tốt nhất. Với việc cung cấp tín hiệu điện 4 – 20mA cho phép động vơ quay với hệ số góc theo mong muốn.

Ngoài ra khi sử dụng bộ điều khiển điện tuyến tính sẽ giúp cho công việc có thể thực hiện từ xa. Tín hiệu truyền tải, điều khiển bằng tủ PLC đến phòng điều hành. Từ đây có thể đưa ra tín hiệu cho van hoạt động theo yêu cầu. Tín hiệu điều khiển đầu vào được đo bằng milliamperes hoặc volt.

bộ điều khiển điện tuyến tính

Một số loại van điều khiển điện kết hợp với động cơ điện

Động cơ điện được thiết kế phù hợp với tất cả các loại van cơ tùy thuộc vào hệ thống đường ống chúng ta có thể lựa chọn một cách linh hoạt phù hợp nhất cho từng đường ống. Chúng tôi xin giới thiệu một số loại van điều khiển điện:

1. Van bi điều khiển điện

van bi điện haitima

2. Van bướm điều khiển điện

van bướm mặt bích điện

3. Van cổng điều khiển điện

van cổng điện

4. Van cầu điều khiển điện

van cầu điện

Một số chú ý và những điều cần biết về động cơ điện

Làm thế nào để có thể cung cấp nguồn điện vào động cơ

Trong một bộ điều khiển điện đều có bảng mạch điện tử làm nhiệm vụ tiếp nhận nguồn điện, đưa nguồn đến với động cơ. Sản sinh ra lực quay tác động giúp cho các van cơ được kết nối hoạt động.

Chúng ta có một số quy định về việc đấu nối nguồn vào hệ thống như sau: chân 2 được quy định là đường dây trung tính và được cố định. Chân 3 và 4 sẽ là đường dây nóng cho vị trí đóng và mở van.

Tùy từng loại đầu điện có bảng mạch khác nhau nhưng đều có sự hướng dẫn cho từng vị trí giúp việc nối nguồn điện được dễ dàng.

Địa chỉ cung cấp các bộ điều khiển điện uy tín, chất lượng, giá rẻ

Hiện nay công ty HT Việt Nam đang là đơn vị chuyên cung cấp bộ điều khiển điện được nhập khẩu trực tiếp từ: Hàn Quốc, Đài Loan,…Với một số thương hiệu nổi tiếng như: Haitima, Kosaplus, Geko.

Chúng tôi đang phân phối độc quyền thương hiệu Geko với chất lượng và momen xoắn mạnh có thể vận hành ổn định trên mọi van.

Ngoài ra sản phẩm đều có đầy đủ các loại giấy tờ kèm theo như: CO, CQ, Catalogue,…Với chính sách bảo hành 12 tháng 1 đổi 1 sẽ giúp khách hàng yên tâm trong quá trình sử dụng.

Mọi thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng sản phẩm hãy liên hệ trực tiếp với tôi:

  • Hotline (Zalo): 0368937366 – Mr.Dũng
  • Email: kd4.htvietnam@gmail.com

×

×