Áp suất khí quyển

Cập nhật lần cuối ngày: 14/11/2023

Áp suất khí quyển là gì? Tương tự như các loại áp suất khác, áp suất khí quyển cũng tạo áp lực lên bề mặt mọi vật và Trái Đất. Như ta đã tìm hiểu, hành tinh của chúng ta luôn được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn km. Và nó được gọi là lớp khí quyển. Lớp không khí này cũng có trọng lượng nhất định. Chính vì vậy, khí quyển cũng có áp suất đè nén nên vạn vật trên Trái Đất. Từ đó, ta có định nghĩa về áp suất của không khí.

Không giống với áp suất của chất rắn hay chất lỏng, áp suất khí quyển tác dụng lên vật theo nhiều phương hướng khác nhau. Bởi mọi vật đều bao bọc bởi không khí và chịu tác dụng lực lên bề mặt của mình. Đặc điểm của loại áp suất này phụ thuộc lớn vào đặc trưng của không khí. Không khí càng lên cao thì càng loãng, vì vậy trọng lượng cũng vì đó mà giảm theo.

Một điều hiển nhiên rằng, áp suất bầu khí quyển cũng có thể thay đổi. Những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến áp suất này như nhiệt độ, gió, độ cao,… Ngoài ra, áp suất của không khí tại mỗi nơi cũng có sự biến đổi theo thời gian và nhiệt độ tại nơi đó. Nói một cách đơn giản là mỗi nơi áp suất của không khí thay đổi một cách khác nhau.

Sau đây, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về áp suất không khí, khi quyển. Công thức tính áp suất, các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Nó có vai trò, ứng dụng gì trong cuộc sống… Chúng ta cùng giải đáp từng vấn đề nhé!

Minh chứng áp suất khí quyển tồn tại

Áp suất khí quyển có thực sự tồn tại hay không? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều. Theo bạn, nó có tồn tại hay không?

Câu trả lời của chúng tôi chắc chắn là có. Một số dẫn chúng cụ thể như :

  • Khi em bé hút một hộp sữa giấy thì khi hút hết sữa trong hộp, hộp bị bẹp theo nhiều phía.
  • Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.
  • Để lấy sữa từ hộp sữa ông thọ, chúng ta cần phải đục hai lỗ trên mặt hộp sữa.
  • Khi bác sĩ truyền nước cho bệnh nhân, chai nước gần hết thì ta thấy chai nước bị bóp méo lại.
  • Trên các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ để thông với khí quyển nhằm lấy nước ra dễ dàng hơn.
  • Gói bim bim lúc chưa bóc thì phồng to, khi bóc ra nó bị xẹp.

Tìm hiểu áp suất khí quyển

Đối với các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu thiên văn học thì khái niệm áp suất khí quyển hay áp suất không khí đã quá quen thuộc. Còn với chúng ta, nếu không tìm hiểu chuyên sâu về nó, cõ lẽ đây vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Vậy áp suất là gì? Khí quyển là gì? Áp suất khí quyển là gì? Chúng tôi xin được phép chia sẻ như sau :

Áp suất là gì

Áp suất là độ lớn của áp lực đè nén lên một bề mặt nhất định. Trong đó, áp lực chính là lực tác dụng lên bề mặt theo phương vuông góc với bề mặt. Áp suất có thể tồn tại ở chất rắn, chất lỏng, chất khí. Đơn vị đo lường quốc tế của áp suất là N/m2. Tuy nhiên, ở một số khu vực địa lý khác nhau, người ta sử dụng hệ đơn vị khác.

Áp suất xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ví dụ của áp suất, điển hình là ta đang tìm hiểu về áp suất khí quyển.

Khí quyển là gì

Khí quyển là lớp khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó bao gồm những chất khí như nitơ và oxy (chiếm phần trăm thể tích cao nhất), ngoài ra còn nhiều chất khí khác như agon, cácbon điôxít, hơi nước…Khí quyển có 5 tầng cơ bản là tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng nhiệt và tầng ngoài.

Khí quyển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó như một áp giáp bảo vệ sự sống Trái Đất bằng cách hấp thụ các tia bức xạ cực tím độc hại của Mặt Trời. Và cân bằng sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, hỗ trợ cho các sinh vật sống thích nghi và phát triển một cách tốt nhất.

 

Khái niệm áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển chính là áp suất của không khí tác động lên trên bề mặt của Trái Đất. Hành tinh chúng ta đang sống được bao bọc một lớp không khí dày đặc, hàng ngàn kilomet gọi là khí quyển. Vì không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu loại áp suất này.

Càng lên cao không khí càng loãng, áp suất khí quyển càng giảm. Áp suất sẽ thay đổi theo từng nơi, và nó tác động trực tiếp đến thời tiết của nơi đó. Nói một cách khái quát hơn, áp suất không khí ảnh hưởng đến con người và tất cả các loài sinh vật khác.

Áp suất khí quyển

Công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển được tính theo công thức :  P = F/ S

Trong đó : P là áp suất không khí. Đơn vị là N/m3, Pa, Psi, Bar, mmHg.

F là lực tác động lên bề mặt (N)

S là diện tích của bề mặt chịu áp lực (m2)

Trên thực tế, áp suất không khí luôn thay đổi nên ta rất khó để tính toán nó một cách chính xác.

Cách quy đổi đơn vị đo áp suất :

  • 1 Pa = 1N/m2 = 760 mmHg = 10 – 5 Bar

  • 1 mmHg = 136 N/m2

  • 1 atm = 76 cmHg = 101300 Pa

Độ lớn của áp suất không khí

Độ lớn của áp suất khí quyển được tính bằng cách khác so với các loại áp suất còn lại. Chính vì vậy, đơn vị đo của áp suất không khí cũng được dùng là đơn vị khác. Theo đơn vị đo quốc tế, người ta dùng mmHg để làm đơn vị đo của áp suất không khí. Để nhận biết được điều này, các nhà vật lý học đã phải làm rất nhiều thí nghiệm để kiếm chứng. Một trong những thí nghiệm về chủ đề này,  Tô-ri-xe-li chính là thí nghiệm đúng và chính xác nhất. Đây cũng chính là thí nghiệm để chứng nhận những lý thuyết về độ lớn của áp suất không khí.

Các yếu tố tác động đến áp suất không khí

Có nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến áp suất khí quyển. Tiêu biểu là gió, nhiệt độ, độ cao và khí hậu. Bốn yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau và có thể tạo ra một sự thay đổi lớn trong bầu không khí của chúng ta. Điều được biết đến nhiều nhất là thời tiết tạo ra cái mà chúng ta gọi là lực gradient áp suất. Như vậy mỗi nơi có thời tiết khác nhau sẽ làm áp suất này thay đổi vì 4 yếu tố trên.

  • Yếu tố gió : Nói một cách dễ hiểu nhất gió và không khí tác động qua lại lẫn nhau. Gió là sự di chuyển của không khí tương đối với mặt đất theo phương nằm ngang. Nơi nào có sự chênh lệch khí áp trên bề mặt càng nhiều thì gió càng dễ hình thành. Gió tác động làm không khí dịch chuyển từ nơi có khi áp cao xuống nơi có khí ấp thấp.
  • Yếu tố độ cao : Càng lên cao, không khí càng loãng dẫn đến áp suất không khí thấp. Và ngược lại, càng xuống thấp mật độ không khí càng nhiều, áp suất càng tăng.
  • Yếu tố nhiệt độ : Theo nghiên cứu thì nhiệt độ càng giảm, không khí càng mát. Nguyên nhân là do càng lên cao áp suất không khí càng giảm, mà áp suất không khí luôn tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
  • Yếu tố khí hậu : Bao gồm gió, nhiệt độ, độ cao, độ ẩm,…

 

Vai trò của áp suất khi quyển

Áp suất khí quyển góp phần tạo ra môi trường sống Trái Đất của chúng ta. Nó đóng một vai trò quan trọng nhất định. Nó gắn liền với con người và hệ sinh thái, môi trường tự nhiên. Ta không thể phủ nhận rằng khí quyển và áp suất của nó chính là một trong số những yếu tác động đến toàn bộ sự sống trên hành tinh này.

Bạn đã bao giờ tưởng tượng nếu Trái Đất không còn khí quyển và không còn áp suất không khí thì sẽ ra sao chưa? Cùng điểm qua những vai trò quan trọng của khí quyển đối với đời sống con người và thiên nhiên :

  • Cung cấp oxy để thực hiện trao đổi hô hấp.
  • Duy trì sự tồn tại của đại dương.
  • Bảo vệ Trái Đất khỏi sự tàn phá của các lớp thiên thạch ngoài vũ trụ.
  • Giữ ấm bề mặt Trái Đất vào ban đêm.
  • Cân bằng nhiệt độ của Trái Đất.
  • Mang tới đa dạng sinh học, đa dạng tự nhiên.

Vai-tro-khi-quyen

 

Ứng dụng trong thực tế đời sống

Áp suất xuất hiện rất nhiều trong đời sống con người và là yếu tố mà con người cần quan tâm hàng đầu vì những nơi có áp suất quá ngưỡng cho phép sẽ có nguy cơ tạo nên các vụ nổ lớn. Vì vậy, việc giám sát áp suất rất được chú trọng.

Chúng được đưa vào ứng dụng trong nhiều thiết bị, ngành nghề khác nhau trong đời sống con người từ trong trường học, bệnh viện, nhà máy, máy bay,.. ngay cả trong các máy bơm rửa xe, máy cao áp. Đối với ngành công nghiệp thì áp suất không khí đóng vai trò không nhỏ. Đó là lý do, con người ứng dụng nó trong nhiều dây chuyền, thiết bị, máy móc sản xuất…

Đồng hồ đo áp suất

Đối với các ngành công nghiệp thì việc đo đạc áp suất trong các thiết bị cơ điện là điều chú trọng số 1, không thể thiếu. Rất thường gặp sản phẩm này trong các nhà máy, xí nghiệp các ngành chế biến thực phẩm, lọc hóa dầu,.. Để đo áp suất chất lỏng, hơi, khí gas,.. 2 dạng thiết bị đo áp suất thường và sử dụng phổ biến là:

  • Đồng hồ đo chỉ số áp suất dạng cơ: đây là thiết bị chuyên dụng để đo đạc áp suất chất lỏng, hơi, khí,.. Áp lực nước lên hệ thống chuyển động của đồng hồ sẽ làm bánh răng quay, kim đồng hồ sẽ trỏ đến dải áp áp suất trên mặt đồng hồ thiết bị đo để cho chúng ta nhận biết được mức áp suất trên hệ thống như thế nào. Thường dùng để đo áp suất trực tiếp tại điểm cần đo đạc
  • Đồng hồ đo áp suất điện tử : Nó có khả năng đo được áp suất như đồng hồ dạng cơ nhưng nó đem đến cho người dùng công nghệ đo áp suất chính xác hơn. Thông số đo được hiển thị một cách rõ ràng, dễ quan sát, có thể chuyển đổi các đơn vị giá trị đo.

Địa chỉ cung cấp đồng hồ đo áp suất – XNK HT Việt Nam

Bạn biết không? Áp suất khí quyển và tất cả các loại áp suất khác có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống, và sự phát triển của nhân loại. Nên ta cần đặc biệt chú trọng đến nó.

Hiện nay, con người đã cho ra đời rất nhiều thiết bị chuyên dụng dùng để đo áp suất. Nó giúp ta biết được áp suất và có thể điều chỉnh nó theo yếu tố chủ quan, phù hợp với mục đích và yêu cầu riêng.

Nếu bạn đang quan tâm hay muốn chọn mua cho mình một sản phẩm đồng hồ đo áp suất, hãy liên hệ ngay với Công ty XNK HT Việt Nam của chúng tôi. HT luôn nhập khẩu các loại đồng hồ đo áp suất chất lượng cao, đa dạng mẫu mã từ nhiều quốc gia nổi tiếng. Đến với chúng tôi, bạn sẽ nhận được những sản phẩm hàng đầu, sở hữu nhiều ưu điểm về chất lượng, độ bền và đặc biệt giá thành luôn rẻ nhất trên thị trường.

Đồng hồ đo áp suất

 

Nhận xét trung thực! {Từ khách hàng - Chuyên gia!}

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

×

×