Với hiện trạng nên công nghiệp dần hiện đại hóa và chuyển sang tự động hóa để có thể tối đa được hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Vì thế các dòng van tự động hóa nói chung và van bướm điều khiển khí nén tuyến tính cũng không ngoại lệ khi đang là mặt hàng được quan tâm khá nhiều.
Quý khách hàng cũng như bạn đọc vẫn chưa lựa chọn được sản phẩm cũng như chưa quá am hiểu về các dòng van tự động, tại sao lại gọi là van bướm điều khiển khí nén tuyến tính.
Hy vọng có thể thông qua bài viết này sẽ giúp mội người có một góc nhìn rõ ràng hơn về các dòng van tự động hóa sử dụng trong công nghiệp lẫn dân sinh hiện nay.
Tại sao gọi là van bướm điều khiển khí nén tuyến tính?
Thường thì chúng ta vẫn sử dụng các dạng van điều khiển cơ học, sử dụng nhân lực để có thể đóng mở van. Đối với các vị trí làm việc cũng như lĩnh vực làm việc có thể sử dụng được nhân lực thì còn có thể sử dụng được nhưng đối với các trường hợp đặc biệt cần sử dụng đến các dòng van tự động.

Van bướm cơ học được thay thế bộ điều khiển cơ học bằng bộ điều khiển khí nén tuyến tính để tự động hóa quá trình đóng mở van. Với đa dạng góc đóng mở cũng như độ chính xác và nhanh chóng khi đóng mở van.
Cấu tạo của van bướm khí nén tuyến tính
Van được cấu tạo từ 3 thành phần chính đó là van bướm cơ học, bộ điều khiển khí nén ( thiết bị truyền động khí nén ) và bộ điều khiển tuyến tính. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết từng bộ phận của van.
Van bướm cơ học
Có cấu tạo như hầu hết các dòng van điều khiển cơ học khác. Với thân van, đĩa van, trục van, gioăng làm kín và 1 số bộ phận khác để cấu tạo nên 1 van hoàn chỉnh.
Được sản xuất từ đa dạng vật liệu để có thể đáp ứng được với nhu cầu làm việc của từng hệ thống hiện nay như: inox, gang, thép, nhựa…


Thiết bị truyền động khí nén
Hay còn gọi là bộ điều khiển khí nén, đây cũng là bộ phận cung cấp lực để có thể đóng mở đĩa van khi cấp khí nén. Quý khách hàng cũng như bạn đọc có thể tham khảo chi tiết cấu tạo của bộ điều khiển khí nén tại đây!

Thông số kỹ thuật của bộ truyền động khí nén
- Model sản phẩm: GK052 – GK063 – GK075 – GK083 – GK092 – GK0104…
- Vật liệu sản xuất: Nhôm, hợp kim nhôm
- Tiêu chuẩn chống nước: IP67
- Dạng tác động đơn, tác động kép
- Xuất xứ: Geko – Đài Loan
- Tình trạng hàng: Luôn có sẵn
- Bảo hành 12 tháng 1 đổi 1
Bộ tuyến tính ( Positioner )
Đây là bộ phận quyết định góc đóng mở của đĩa van, được kết nối với công tắc giưới hạn hành trình trên bộ truyền động. Thông qua các góc được cài đặt trước cũng như tín hiệu từ phòng điều khiển để thực hiện đóng mở đĩa van.

Với đa dạng góc đóng mở như 10, 20, 30, 45, 60, 90… hay với các góc lẻ đều có thể thực hiện chính xác cũng như nhanh chóng.
Thông số kỹ thuật bộ tuyến tính
- Model sản phẩm: GK-1000, GK-1200
- Vật liệu: nhôm, hợp kim nhôm
- Điện áp: 24VDC, 220VAC
- Input: 4-20mA
- Output: 0-10V/4-20mA/2-10V (OPTION)
- Tín hiệu điều khiển: 4-20mA hoặc 0-10VDC.
- Tín hiệu output: 4-20mA, làm tín hiệu hiển thị hành trình hoặc đưa về PLC xử lý
- Áp lực hơi khí nén: 1 ~ 7 kgf/cm2
- Chân ống khí nén : NPT 1/4″
- Chân đồng hồ áp: NPT 1/8″
- Tiêu chuẩn bảo vệ IP 66
- Nhiệt độ sử dụng: -20 ~ 70 Độ C
- Độ tuyến tính: ± 1.5% F.S
- Độ trễ: ± 1.5% F.S
- Độ nhạy: ± 0,4% F.S
- Tiêu thụ hơi khí nén: 3-8LPM
- Trọng lượng: 2.7kg(6lb), 2.8kg(6.2lb), 1.7kg(3.7lb)
Tại sao nên sử dụng van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
Có thể trong 1 số khách hàng cũng như bạn đọc theo dõi đến đây vẫn chưa thể hiểu được lí do nên sử dụng van tự động, thì sau đây chúng tôi xin nêu ra một số ưu điểm đáng để sử dụng của van tự động khí nén như:
- Đóng mở van nhanh chóng, chỉ từ 2-3s.
- Góc đóng mở tuyến tính, đa dạng, chính xác như khi sử dụng nhân lực.
- Đa dạng về kiểu liên kết với hệ thống, mặt bích, treo wafer hay dạng lug.
- ít có các sự cố xảy ra trên hệ thống, đặc biệt là cháy nổ như dòng van tự động điện.
- Tận dụng nguồn khí nén trong hệ thống, tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Đa dạng môi trường làm việc, từ hóa chất, dạng lỏng hay khí nén, hơi.
- Giá thành van không quá cao khi so với các dòng van cơ học.
Ứng dụng của van trong đời sống
Là dòng van tự động hóa nên đối với thị trường Việt Nam đây là dòng sản phẩm khá mới, nhưng không phỉa vì thế mà van ít được sử dụng. Chúng ta có thể kể tên 1 số lĩnh vực nổi bật có sự góp mặt của sản phẩm như:
- Van bướm được lắp đặt rất nhiều trong các hệ thống công nghiệp nước sạch, nước thải, nước sinh hoạt hằng ngày.
- Một số hệ thống làm việc như các hệ thống PCC, HVAC,..
- Lắp đặt trong các hệ thống hơi nóng lạnh, khí nén, áp suất, hơi nước,..
- Sử dụng cho các ngành công nghiệp điện, luyện kim, hóa dầu,..
- Lắp đặt ở các hệ thống dẫn nước sinh hoạt cho vòi rửa tay, máy giặt, máy rửa chén bát, lò sưởi,..
- Xuất hiện cho các hệ thống đánh lửa, pha xăng, máy nén dễ gây cháy nổ.
- Đặc biệt van bướm inox 316 điều khiển khí nén thường được lắp đặt cho các nhà máy sản xuất bia, rượu. Một số nhà máy nước ngọt, nước giải khát, thực phẩm.
- Sử dụng cho môi trường hóa chất, mỹ phẩm, nước hệ thống tưới tiêu, xăng dầu, điện hạt nhân,…

Một số dòng van bướm khí nén được sử dụng nhiều
Với yêu cầu về tính chất công việc cũng như tuổi thọ của sản phẩm trong thời gian làm việc nên 1 số dòng van được sử dụng nhiều hơn so với mặt bằng chung. Một số sản phẩm nổi bật đáng được kể tên như:
Van bướm inox điều khiển khí nén Geko
Với vật liệu sản xuất van bướm cơ là inox sus304, 316 kết hợp với bộ điều khiển khí nén geko nên có thể sử dụng trong đa dạng môi trường làm việc. Từ môi trường axit, chất ăn mòn, hóa chất, rỉ sét, khí, hơi…

Đặc biệt đối với dòng vật liệu inox 316 có thể làm việc được trong cả môi trường nước biển, muối tan băng hay chứa clo, điều mà các dòng vật liệu kim loại khác khó có thể làm được
Van bướm thân gang đĩa inox khí nén Geko
Với vật liệu thân van được làm từ gang giúp van có độ cứng cao, khả năng chịu được áp lực cũng như nhiệt độ làm việc cao của môi trường làm việc yêu cầu.

Đĩa van được làm từ inox 304, gioăng kĩn cao su EPDM hoặc teflon giúp van làm việc tốt trong đa dạng môi trường. Đây cũng là dòng van được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi giá thành rẻ hơn van inox cũng như môi trường làm việc đa dạng hơn các dòng vật liệu kim loại hiện nay.
Van bướm nhựa khí nén geko
Được sử dụng dòng vật liệu nhựa PVC, cPVC hay uPVC để sản xuất van cơ, tuy không có độ cững cũng như khả năng chịu được nhiệt như các dòng vật liệu kim loại nhưng lại giải quyết được vấn đề môi trường hóa chất hay oxy hóa.

Giá thành sản phẩm rẻ hơn rất nhiều so với các dòng van kim loại nên được tin dùng trong công nghiệp hóa chất, hay các môi trường có lưu chất liên quan đến ăn mòn và oxy hóa kim loại khác.
Quý khách hàng và bạn đọc có thể tham khảo thêm 1 số dòng van khí nén khác như:
Hướng dẫn lắp đặt van vào hệ thống làm việc
Trước khi lắp đặt van vào hệ thống làm việc quý khách hàng cũng như bạn đọc nên lưu ý 1 số điều sau đây:
- Vật liệu sản xuất van: Đối với từng môi trường làm việc nên lựa chọn vật liệu sản xuất van phù hợp. Đặc biệt với các môi trường axit, hóa chất, khí nén hay hơi nóng.
- Thông số làm việc của van cơ: Nên chọn sản phẩm van cơ có thông số làm việc cao hơn từ 5% so với thông số làm việc của hệ thống để đảm bảo an toàn.
- Kích cỡ van: Kích cỡ van phù hợp với hệ thống, đơn giản như DN là kích thước lòng ống, còn phi là kích thước ngoài của ống.
Sau khi đã kiểm tra và van đạt yêu cầu của hệ thống tiến hành lắp đặt van vào hệ thống theo các bước sau đây:
Bước 1: Cố định chắc chắn hệ thống ống dẫn cần lắp đặt van. Tránh rung lắc cũng như di chuyển khi tiến hành lắp đặt van.
Bước 2: Đo và cắt ống theo đúng chiều dài của van bướm cần lắp đặt vào hệ thống. Độ chính xác tuyệt đối để ddmmar bảo độ kín sau khi lắp đặt van.
Bước 3: Hàn mặt bích vào mặt ống để làm chỗ liên kết cũng như cố định vị trí làm việc của van.
Bước 4: Sau khi mặt bích đã nguội tiến hành đưa van vào vị trí lắp đặt.
Bước 5: Chèn Gioăng làm kín vào mặt bích và mặt kiên kết của van bướm.
Bước 6: Xỏ bulong qua các lỗ trên mặt bích và thân van.
Bước 7: Siết đều các đầu ốc trên điểm liên kết, không nên siết chặt 1 bên r qua bên khác có thể sẽ làm biến dạng thân van.
Bước 8: Kiểm tra tổng thể, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng.
Điều muốn nói của nhà cung cấp
Trước hết xin cảm ơn quý khách hàng và bạn đọc đã cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dòng van tự động khí nén tuyến tính, hy vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ có thay đổi về cách sử dụng van tự động cũng như hiểu rõ hơn về cách sử dụng chúng.
Với nhiều năm trong lĩnh vực XNK và thương mại công ty TNHH TM và XNK HT Việt Nam đã và đang phân phối các dòng van tự động hàng đầu trên thế giới có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan… mang thương hiệu Geko, KBvalve.
Liên hệ sớm nhất với chúng tôi để có thể nhận được những ưu đãi sớm nhất như:
- Đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên sâu, tư vấn tận tình
- Báo giá nhanh chóng, giao nhận hàng ngay trong ngày đối với khu vực nội thành Hà Nội và TP.HCM.
- Hỗ trợ tối đa về kỹ thuật, lắp đặt. Nếu khách hàng yêu cầu có thể xuống tận công trường làm việc.
Cảm ơn sự theo dõi và tin tưởng của quý khách hàng và bạn đọc suốt thời gian vừa qua. Hẹn gặp lại mọi người ở bài viết sau: Van bi điều khiến khí nén tuyến tính
Van điều khiển khí nén là như thế nào?
Van điều khiển khí nén là một thiết bị dùng để điều khiển hoặc điều chỉnh dòng khí (hoặc một loại khí trơ khác) trong hệ thống khí nén. Họ làm như vậy bằng cách kiểm soát không khí hoặc khí tại nguồn, điều chỉnh sự đi qua của nó khi cần thiết vào đường ống, đường ống hoặc các thiết bị trong một hệ thống khí nén tự động
Bộ điều khiển khí nén hoạt động như thế nào?
Bộ điều khiển áp suất khí nén sử dụng khí nén hoặc có áp suất để di chuyển “tín hiệu” không khí từ bộ điều khiển đến thiết bị. Điều khiển khí nén trái ngược với điều khiển điện tử, nó gửi và nhận các tín hiệu điện hoặc điện tử.
Các loại van điều khiển khí nén phổ biến hiện nay?
Van điều khiển khí nén được sử dụng để điều khiển dòng khí điều áp. Chúng có thể được sử dụng trong bất kỳ ứng dụng nào muốn kiểm soát dòng khí, chẳng hạn như xi lanh khí nén, dụng cụ khí nén và động cơ khí nén. Van khí nén có nhiều dạng khác nhau bao gồm van điều khiển hướng 2 chiều, 3 chiều hoặc 4 hướng. Loại phổ biến nhất là van khí nén hai chiều bao gồm các cổng xả và cấp.