Van cổng điều khiển điện là 1 dạng van cổng thông dụng áp cụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Nhằm mang đến sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống. Hướng tới tầm cao mới cho ngành van công nghiệp.
Vậy van cổng điều khiển điện là gì?. Cấu tạo và hoạt động có gì đặc biệt?. Lý do nên sử dụng van cổng điều khiển điện?,…… bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ tất cả mọi thắc mắc của các bạn để các bạn hiểu rõ hơn về dòng van này.
Van cổng điều khiển điện là gì
Giới thiệu về van cổng điện
Van cổng là dòng van sử dụng cho nhiệm vụ đóng mở dòng chảy. Van hoạt động theo hình thức xoay chuyển trục van từ phải qua trái để mở van. Và ngược lại xoay chuyển trục van từ trái qua phải để đóng van.
Van cổng điều khiển điện hay còn được gọi là Electric Control gate Valve là dòng van cổng vận hành thủ cổng bằng tay kết hợp với bộ điều khiển điện. Mục đích hướng đến là mọi thao tác đóng mở của van đều được điều khiển hoàn toàn tự động. Thay thế mọi thao tác thủ công bằng tay thông thường.
Thông số kỹ thuật van
- Kích cỡ van: DN40 – DN1000.
- Chất liệu: Gang, gang dẻo, Inox 304, 316, nhựa.
- Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, DIN, ANSI, BS
- Áp lực làm việc: PN16, PN25.
- Nhiệt độ làm việc: -10o C – 180o C
- Gioăng làm kín: Cao su NBR, EPDM.
- Cánh van: Cánh théo hợp kim bọc cao su.
- Trục van: thép hợp kim không gỉ.
- Xuất sứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.
- Bảo Hành: 12 tháng.
Ưu điểm nhược điểm của van cổng điều khiển điện
Như chúng ta cũng đã biết. Cho dù sản phẩm có chất lượng và tính năng hoàn hảo nhưng vẫn có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau đó là:
Ưu điểm
– Sử dụng điện áp thông dụng ở Việt Nam chúng ta 220v, 380v.
– Thao tác đóng mở van tự động, linh hoạt. Giảm thiểu chi phí nhân công vận hành van.
– Phần van cổng và bộ điều khiển điện có thể tháo rời. Thuận lợi cho việc thay thế nếu như 1 trong 2 bộ phận gặp sự cố.
– Khi chạy hết hành trình sẽ có công tắc hành trình ngắt điện. Nên sẽ không xảy ra tình trạng om điện.
– Trường hợp mất điện có thể thao tác bằng tay.
– Bộ điều khiển được sản xuất theo tiêu chuẩn IP 67 chổng bụi và chống thấm nước.
Nhược điểm
– Thời gian đóng mở van chậm
– Kích thước van khá cổng kềnh và nặng.
Lý do nên sử dụng van cổng điều khiển điện
– Bởi sự linh hoạt, đa năng và được sử dụng bởi nguồn điện áp phổ thông, không hạn chế lưu lượng lưu chất đi qua nên nó sử dụng hiệu quả trong các ứng dụng cần lượng xả lớn.
– Van sử dụng cho các hệ thống đường ống có kích thước lớn và áp lực dòng chảy cao.
– Van có thể dùng để xả 1 cách hoàn toàn, giúp tối ưu lưu lượng xả tối đa nhất so với các dòng van khác.
– Làm việc hiệu quả ở mức hoạt động cường độ cao, áp lực, áp suất lớn.
– Đa dạng kích thước van để lựa chọn, phù hợp với đa dạng hệ thống khác nhau.
Phân loại van cổng điều khiển điện
Van cổng inox điều khiển điện
Được cấu tạo là phần van cổng được làm từ inox và trang bị thêm bộ điều khiển điện. Cho phép van hoạt động 1 cách ổn định, trơn chu cho hầu hết các hệ thống công nghiệp hiện nay. Độ bền bỉ có thể nói là cao nhất trong các dòng van.
Van cổng gang điều khiển điện
Dòng van cổng gang là dòng van được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Và khi kết hợp thêm với bộ điều khiển điện thì nó lại càng tăng khả năng phổ biến khi mọi thao tác đóng mở đều được điều khiển tự động.
Van cổng thép điều khiển điện
Dòng van cổng chế tạo từ vật liệu thép đúc. Với thiết kế không có gioăng làm kín nên van có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 400 độ C và áp lực lên đến PN60. Nhưng van vẫn đạt độ kín cần thiết cho yêu cầu của hệ thống. Tuy nhiên van lại bị hạn chế bởi môi trường làm việc. Bởi van dễ bị ăn mòn bởi các môi trường hóa chất dù loãng.
Van cổng dao điều khiển điện
Với thiết kế cửa van dạng xẻng, thân van gọn gàng hơn dòng van cổng truyền thống. Đặc biệt hơn là có thể vận hành tốt cho hệ thống dung dịch sệt, bùn, dầu nhớt… và được kết hợp thêm bộ điều khiển điện lại càng tăng khả năng vận hành cho van
Tuy rằng có nhiều loại van cổng điều khiển điện khác nhau nhưng cấu tạo của các dòng van đó lại hoàn toàn giống nhau. Cụ thể như thế nào thì mời các bạn đọc phần tiếp theo của bài viết.
Cấu tạo của van cổng điều khiển điện
Về phần cấu tạo thì chúng ta chia làm 2 phần chính đó là bộ điều khiển điện và phần van cổng cơ học.
Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng phần
Bộ điều khiển điện
Có thể nói đây là não bộ của van. Bởi mọi hoạt động của van đều phụ thuộc vào bộ điều khiển này điều khiển. Với cấu tạo chính của bộ điều khiển bao gồm nhiều chi tiết lớn nhỏ như: Bảng mạch điện, Thân bộ điều khiển, bộ bánh răng trung gian chuyền cấp và trợ lực, công tắc hiển thị hành trình, bộ hiển thị chỉ số mở của van, tay quay thủ công (nếu gặp trường hợp mất điện vẫn có thể điều khiển van).
>>>Lưu ý: Bộ hiển thị chỉ số mở của van ở đây chúng ta có thể gọi nó là bộ hiển thị tuyến tính. Như bài viết Bộ điều khiển điện chúng tôi có nói rõ về phần này. Tuy nhiên là đối với van cổng thì việc sử dụng van ở các góc mở không hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến áp lực dòng chảy, ảnh hưởng đến đường ống nên chúng tôi không ghi là dạng tuyến tính để các bạn đọc tránh hiểu nhầm.
Phần thân van cổng cơ học
Đây chúng ta có thể gọi là quả tim của van. Bởi van cổng cơ học là bộ phận trực tiếp làm việc với dòng lưu chất. Với cấu tạo cũng bao gồm nhiều thành phần lớn nhỏ khác nhau như: Thân van, cửa van, đệm van, ty van, …..
Nguyên lý hoạt động của van cổng điều khiển điện
Van hoạt động theo nguyên tắc nâng hạ của cửa van. Và để thao tác đó được thực hiện thì chúng ta cần cung cấp nguồn điện vào bộ điều khiển điện. Và nhiệm vụ của bộ điều khiển điện sẽ là chuyển đổi từ điện năng đó thành động năng và thông qua các bánh răng cấp trợ lực chuyền tới phần ty van. Từ đó thao tác đóng mở của van được thực hiện.
Cách đấu nối đấu nối mạch điện
Các bạn có thể đọc lại bài viết Bộ điều khiển điện của chúng tôi để hiểu kỹ hơn. Ở bài viết đó chúng tôi đã hướng dẫn rất cụ thể cách đấu cho đến sơ đồ mạch điện. Nếu bạn xem lại mà vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay lại với chúng tôi theo SĐT 0973 406 973 gặp Mr. Hoan để được hỗ trợ lắp đặt. Tránh tình trạng rủi ro không đáng có.
Theo như hình ảnh trên của bảng mạch điện. CHúng ta có thể hiểu và đấu nối như sau.
Dây đấu nối vào vị trí số 2 sẽ là dây trung tính. Dây số 4 và 5 là 2 dâu cho 2 chu trình đóng mở van.
Khi chúng ta cung cấp điện cho dây số 2 và 4 tương đương với trạng thái mở van.
Khi chúng ta cung cấp điện cho dây số 2 và 5 tương đương với trạng thái đóng van.
Lưu ý lắp đặt lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng van cổng điều khiển điện
Lưu ý lắp đặt van cổng điện
– Trước khi lắp đặt chúng ta cần đảm bảo rằng van cổng điều khiển điện được đặt ở nơi khô ráo, 2 đầu van được bịt kín . Nếu cất giữ trong thời gian dài thì cần kiểm tra và vệ sinh đặc biệt là bộ phận gioăng. Tránh tình trạng hỏng hóc trong thời gian dài không vận hành.
– Ngoài ra trước khi lắp đặt van vào hệ thống phải kiểm tra các thông số kỹ thuật hệ thống có lớn hơn thông số kỹ thuật của van hay không. Hãy lưu ý rằng để van hoạt động ổn định nhất và có tuổi thọ cao nhất khi thông số kỹ thuật của van luôn lớn hơn thông số kỹ thuật hoạt động của đường ống.
– Lau chùi, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với van, bôi trơn ty van bằng dầu nhớt, mỡ bò.
– Khi lắp đặt van cần kiểm tra lại các bề mặt có bị dính bụi bẩn hay không, kiểm tra các ốc đã được siết chặt hay chưa. Để đảm bảo rằng khi van hoạt động sẽ không có tình trạng rung lắc.
– Sau khi lắp đặt xong chúng ta mở van cổng điều khiển điện ở vị trí mở hoàn toàn để kiểm tra cẩn thận và thử nghiệm áp xuất hệ thống và đường ống.
– Và bôi trơn các vị trí ty van hở ra để tránh tình trạng rỉ sét không đáng có.
Lưu ý khi sử dụng van cửa điều khiển bằng điện
-Trong quá trình sử dụng chỉ nên sử dụng van để đóng mở hoàn toàn, không nên sử dụng để điều tiết lưu lượng. Bởi nếu sử dụng cho điều tiết thì áp lực dòng chảy khi đi qua van là rất lớn…
-Khi đóng mở van điều khiển điện bằng phương pháp thủ công thì nên dùng bằng tay quay vô lăng, không được dùng đòn bẩy và các vật dụng khác. Mục đích là để dễ dàng cảm nhận được độ nặng khi van ở vị trí đóng, mở hoàn toàn.
Cách bảo dưỡng van cổng điện đúng cách
– Nhằm hướng đến độ ổn định, bền bỉ của van trong quá trình hoạt động thì bảo dưỡng bảo trì van là công đoạn không thể bỏ qua. Chúng tôi xin đưa ra một số quy trình bảo trì van đúng cách theo hướng dẫn của hãng sản xuất cũng như theo phản hồi của các công trình chúng tôi cung cấp.
– Lập quy trình bảo dưỡng định kỳ cho van từ 3-6 tháng 1 lần tổng thể. Tùy vào môi trường làm việc để chúng ta lập quy trình.
– Đối với các vị trí ty van có ren, trục, đai ốc,…. Các bộ phận hở tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường dễ bị rỉ sét. Chúng ta cần kiểm tra thường xuyên, bôi nhớt, mỡ bò để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
– Đối với tất cả các chi tiết của van nếu phát hiện có hỏng hóc thì chúng ta cần có kế hoạt thay thế ngay. Tránh ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan và hoạt động của hệ thống.
Báo giá van cổng điều khiển điện
Hiện nay trên thị trường có thể nói là tràn lan các sản phẩm của ngành van công nghiệp nói chung và sản phẩm van cổng điều khiển điện nói riêng. Và điều đó khiến khách hàng hoang mang và phân vân không biết nên mua ở đâu có hàng chính hãng mà giá cả lại phù hợp.
Vậy hãy liên hệ với HT Việt Nam chúng tôi bởi những sản phẩm của chúng tôi cung cấp đều được nhập khẩu chính hãng sản xuất, đầy đủ giấy tờ…. Chính vì được nhập khẩu trực tiếp nên giá cả của van luôn là hấp dẫn nhất thị trường Toàn Quốc.
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ giá tốt nhất và được hỗ trợ, tư vấn cho hệ thống đường ống của các bạn
Hotline: (Zalo) 0981 625 647 – Mr. Hoan
Email: Kd2.htvietnam@gmail.com
Website: https://htvietnamvalve.com